Ngay cả những chính trị gia, nhà văn, nghệ sĩ vẫn có thể bị phát hiện vi phạm bản quyền. Hãy xem tổng thống Barack Obama, ông Joe Biden, ca sỹ Williams và các cá nhân nổi tiếng nhất thế giới ứng xử sao khi vướng cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tổng thống Obama từng dính vào cáo buộc đạo văn. (Reuters)
1. Tổng thống Barack Obama
Trong chiến dịch trang cử Tổng thống vào tháng 2/2008, Tổng thống Obama bị cáo buộc đã sao chép diễn văn của Thống đốc bang Massachusetts là Deval Patrick. Bài diễn văn của Obama được đọc tại bang Winconsin, bao gồm các trích dẫn từ một số bài phát biểu khác, mà ông đã nêu tên là Martin Luther King Jr. và John F. Kennedy, cũng như một đoạn trích dẫn trong Tuyên ngôn độc lập. Trang PlagiarismToday.com cho rằng sau khi so sánh hai bài phát biểu của Ông Deval và Obama, ai cũng có thể nhận thấy tổng thống Obama “đã sử dụng nhiều đoạn trích dẫn và các cụm từ tương tự”
Tổng thống Obama đã lên tiếng xin lỗi vì không nêu tên Deval sau khi cả hai người cùng nhau làm việc để viết nên bài diễn văn của ông, và Deval thì đã có một thông báo rộng rãi, gọi toàn bộ sự rắc rối này là “không công bằng”, và ủng hộ bài diễn văn của tổng thống Obama, theo trang Boston.com. Một ứng xử hay của người bị coi là vi phạm và người nắm bản quyền.
2. Sam Smith – "Stay With Me"
Mặc dù chiến thắng giải Grammy cho bản thu âm và ca khúc của năm, “Stay with me” vẫn không hẳn là sản phẩm của nam ca sĩ-nhạc sĩ Sam Smith. Nhưng ngay cả Tom Petty, người cáo buộc Smith đạo nhạc, cũng tin rằng sự tương đồng về giai điệu giữa đoạn điệp khúc của “Stay With Me” và “I Won’t Back Down” (1989) của Petty và Jeff Lynne chỉ hoàn toàn là tình cờ.
Theo tạp chí Rolling Stone, Smith và công ty đồng ý chi trả một phần cho Petty và Lynne. Petty như thể muốn chứng minh rằng anh ấy không giống như cái tên anh ám chỉ (petty có nghĩa là nhỏ mọn) đã đưa ra tuyên bố “những điều này có thể xảy ra” và anh ta không có bất kỳ “khó chịu nào với Sam”. Vậy là họ vẫn "yêu" nhau sau tranh chấp.
3. Robin Thicke và huấn luyện viên The voice Pharrell Williams
Tòa vừa đưa ra phán quyết rằng hai ca sĩ của ca khúc "Blurred Lines" Robin Thicke và huấn luyện viên The Voice Pharrell Williams sẽ phải bồi thường cho những người thừa kế của Marvin Gaye vì vi phạm bản quyền ca khúc phát hành năm 1977 "Got to Give It Up".
Khi làm chứng, cả Williams và Thicke đều thừa nhận giữa ca khúc của họ và Gaye có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, họ phủ nhận việc đánh cắp nhạc từ người cố nhạc sỹ này. Mặc dù vậy Toà vẫn yêu cầu cặp nghệ sỹ này trả 7,3 triệu USD.
Pharrell Williams và Robin Thicke phải bồi thường 7,3 triệu USD vì vi phạm bản quyền theo phán quyết của Tòa. (ảnh Reuters)
4. Phụ trách chuyên mục của trang New York Times Maureen Dowd
Người phụ trách chuyên mục của trang New York Times là Maureen Dowd đã bị chỉ trích kịch liệt khi xuất hiện những so sánh về sự giống nhau giữa chuyên mục cô đã viết vào tháng 5/2009 và chuyên mục được viết bởi biên tập viên Josh Marshall của trang TalkingPointsMemo.com trước đó một tuần. Theo như trang PlagiarismToday.com chỉ ra, “2 đoạn báo, đều hơn 40 từ, gần như giống nhau, duy chỉ có một thay đổi nhỏ.”.
Tờ Times ủng hộ Dowd, cho rằng đó chỉ là một tai nạn. Dowd đã xin lỗi trên mạng, lí giải rằng một người bạn, hẳn nhiên đã đã đọc bài báo của Marshall, và sau đó giúp cô ấy viết bài báo vào tuần đó. Dowd bị "ném đá" thậm tệ ngay lập tức, bởi trước đó cô này đã chỉ trích kịch liệt Ứng viên tranh cử Tổng thống Joe Biden khi ông này đạo văn cách đây 22 năm.
5. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị cáo buộc có hành vi sao chép trong một bài tham luận khi ông đang còn là sinh viên luật năm thứ nhất. Giải thích về việc này ông Joe Biden cho rằng "tôi đã sai, tuy nhiên tôi hoàn toàn không cố ý thực hiện việc này. Tôi không có ý định lừa dối bất kỳ một ai. Và cho đến ngày hôm nay tôi vẫn vậy." Ông cho rằng việc này xuất phát từ nhầm lẫn của ông về cách thức ghi trích dẫn nguồn.
Ông Biden cũng đùa rằng việc ông không bị đánh trượt do hành vi này đã giúp ông tránh việc tụt xuống thấp hơn nữa trên bảng xếp hạng của lớp. Ông tốt nghiệp trường luật năm 1968, xếp thứ 76/85.
Như vậy, mỗi cách ứng xử sẽ dẫn đến một con đường khác nhau. Có khi là một điểm tiếp nối cho một quan hệ mới, nhưng cũng có thể là những xung đột kéo dài mà dù có một phán quyết của toà thì cũng chỉ giải quyết được về mặt tiền nhưng tâm không phục.
Luật sư Phạm Duy Khương (tổng hợp từ nhiều nguồn)
Nguồn: http://vntinnhanh.vn/the-gioi/chi-tiet-bai-viet-cua-92232