CÁC KHOẢN PHỤ CẤP BUỘC PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và chúng tôi đang xây dựng quy chế lương, thưởng và phục cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Vậy SBLAW tư vấn cho chúng tôi là những loại phụ cấp nào sẽ bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội:
Luật sư SBLAW trả lời: Theo quy định hiện hành, thì lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương, các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác mang tính chất định kỳ thường xuyên. Do đó, nếu doanh nghiệp loại bỏ các khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kinh nghiệm, phụ cấp năng lực... ra ngoài mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội là chưa chính xác.
Hiện tại, theo quy định hiện hành, các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung được loại bỏ ra ngoài mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chỉ có phụ cấp ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 
Tiền ăn giữa ca, khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại... đều có quy định về hạn mức. Ví dụ, mức tiền ăn giữa ca mỗi tháng không quá 750,000VNĐ/1 người.
Ví dụ mức của một doanh nghiệp để ở mức 5,000,000VNĐ là không phù hợp. Mức 750,000VNĐ/1 tháng được tham chiếu theo mức tiền ăn giữa ca đối với doanh nghiệp nhà nước, không phải áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng nhiều địa phương, đặc biệt là cơ quan thuế và bảo hiểm, họ sử dụng mức 750,000VNĐ là môt mức tham chiếu. Tương tự, tiền hỗ trợ xăng xe không quá 500,000VNĐ/1 tháng...
Đối với viền phụ cấp hiệu quả, hiệu suất công việc, nhiều nơi họ đổi thành tiền thưởng hiệu quả, hiệu suất công việc.
Nếu để là phụ cấp hiệu quả, hiệu suất công việc thì buộc phải tính vào mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu đổi lại là tiền thưởng thì phải phù hợp với quy chế khen thưởng của doanh nghiệp. Ở nhiều địa phương, cơ quan nhà nước chấp nhận thưởng hiệu suất công việc thì không tính vào tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Xem thêm: Tư vấn luật thường xuyên
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan