Trong bài "Bức xúc trên facebook, luật sư khuyên cân nhắc kỹ điều này" đăng trên báo Dân Việt, có trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW. Dưới đây là nội dung chi tiết:
Mạng xã hội đang trở thành nơi "trút bầu tâm sự", bày tỏ sự bức xúc hay yêu ghét cá nhân của rất nhiều người. Tuy nhiên, một phút "nóng giận" trên facebook có thể sẽ khiến chủ nhân của trang facebook đó phải đối mặt với những rắc rối không ngờ...
Đó là chia sẻ của luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Hà Nội) với bạn đọc Dân Việt.
Luật sư Hà cho biết: Trên thực tiễn chúng ta đã gặp rất nhiều trường hợp lợi dụng mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hiểu biết pháp luật. Có người coi nói xấu một ai đó rồi tung lên mạng “như một trò tiêu khiển”; có người vì thù hằn cá nhân, vì bức xúc với người khác cũng nói xấu rồi tung lên mạng…
Họ cứ nghĩ đơn giản giống như hai người cãi, chửi nhau ở giữa đường, giữa chợ mà không biết rằng việc nói xấu người khác rồi tung lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.
Cũng có trường hợp biết việc nói xấu người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật nhưng cố tình thực hiện…
Có thể bị tù đến 7 năm
Luật sư nói việc nói xấu người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quy định gì?
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định tại Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ"; "Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình…”
Điểm d, e khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm các hành vi: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”; “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Vậy người nói xấu người khác trên mạng xã hội bị xử lý thế nào, thưa luật sư?
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hành chính: Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 và điểm g, khoản 3, Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ở mức độ nào thì hành vi nói xấu người khác trên mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thưa luật sư?
Những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng thì có thể cấu thành “tội làm nhục người khác” ”; “tội vu khống” theo quy định tại Điều 121, Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999.Cụ thể:Điều 121. “Tội làm nhục người khác” quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội đối với nhiều người… thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.
Nguồn: http://m.danviet.vn/ban-doc/buc-xuc-tren-facebook-luat-su-khuyen-can-nhac-ky-dieu-nay-810464.html