Bổ sung ngành nghề kinh doanh điện mặt trời

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là một doanh nghiệp Hàn quốc tại Việt Nam. Chúng tôi muốn sử dụng mái kho trong chi nhánh công ty để làm điện mặt trời.

Chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn:

1) Nếu chúng tôi cho một bên khác thuê mặt bằng (mái kho) để họ sản xuất điện mặt trời, bán cho EVN => thì DN cần bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh nào không?

2) Nếu DN tự đứng ra lắp đặt điện mặt trời, sản xuất, còn thừa bán cho EVN => thì DN cần bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh nào không?

Trả lời: Về vấn đề này chúng tôi trả lời như sau:

Trong trường hợp bên mình cho thuê mái nhà để một bên khác triển khai sản xuất điện mái nhà thì bên mình không cần bổ sung ngành nghề kinh doanh. Bản thân doanh nghiệp đã có ngành nghề kinh doanh cho thuê bất động sản rồi.
Đối với trường hợp tự mình sản xuất điện mái nhà theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 4 năm 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam thì thực hiện như sau:
Trong trường hợp nếu quy mô sản xuất điện mái nhà của dự án có công suất không quá 01 MW và 1,25 MWp thì bên mình được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực (Khoản 4, Điều 5, Thông tư 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Bộ công thương về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời).
Trong trường hợp bên mình có quy mô sản xuất điện mái nhà cao hơn thì bắt buộc phải xin giấy phép hoạt động điện lực.
Chúng tôi lưu ý là nếu DN đầu tư với công suất trên 1MW thì bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đồng thời cả xin giấy phép con của Bộ công thương.
Trong trường hợp dưới 1MW thì không cần do chính sách khuyến khích đặc thù của điện mái nhà.

Thực tế, nếu DN làm thủ tục xin đăng ký chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh thì ban quản lý họ sẽ không cấp nếu như không có ý kiến gì từ Bộ công thương vì nó liên quan rất chặt chẽ đến quy hoạch ngành điện
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan