Bịt “lỗ hổng" giám sát mục đích sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có quan điểm về bịt “lỗ hổng" giám sát mục đích sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên Báo Người Lao Động Online. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Luật Sblaw đã chỉ ra các "lỗ hổng" trong việc phát hành trái phiếu hiện nay và các kiến nghị sửa đổi.

Nghị định 126: Tin vui cho ngành thuế nhưng “đánh đố” doanh nghiệp!

Theo luật sư Hà, dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những bước tiến nhưng đến nay vẫn chưa có các quy định cụ thể về phát hành các loại trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Luật sư phân tích, hồ sơ phát hành trái phiếu yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải trình bày mục đích phát hành trái phiếu. Trong đó, Điều 5 và Điều 13 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định, doanh nghiệp chỉ được phép phát hành trái phiếu cho 3 mục đích gồm để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; để tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình chào bán trái phiếu (tại Điều 11) và phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành (Điều 13) đang còn một số bất cập, thiếu vai trò giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Do đó, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP theo hướng quy định rõ ràng về mục đích phát hành trái phiếu, qua đó tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.

Trên thực tế, hiện pháp luật chưa quy định đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ phải có tài sản đảm bảo, xếp hạng tín nhiệm, dẫn đến tình trạng phổ biến loại hình trái phiếu không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm và không bảo lãnh.

Bom” trái phiếu doanh nghiệp và trách nhiệm của kiểm toán độc lập - Báo  Kinh tế đô thị

Từ "lỗ hổng" này, luật sư Nguyễn Thanh Hà kiến nghị cần bổ sung quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với một số loại trái phiếu phát hành. Việc xếp hạng nhằm tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng trái phiếu được phát hành. Từ cơ sở xếp hàng tín nhiệm, thị trường sẽ có thêm kênh thông tin để để đánh giá rủi ro của trái phiếu.

Ngoài ra, luật sư cũng cho rằng cần bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản, tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường quản lý, giám sát đối với các trái phiếu đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP HCM) cũng nhấn mạnh các quy định hiện hành về giám sát việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Dẫn Nghị định 153/2020/NĐ-CP, vị luật sư cho biết nghị định quy định doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu riêng lẻ theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép phát hành.

Tại điều 34 Nghị định 153 đã quy định doanh nghiệp phát hành phải quản lý, sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên luật sư Bình cho rằng, tại Điều 41 của Nghị định lai quy định việc giám sát việc sử dụng vốn lại chỉ quy định Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, chủ sở hữu công ty có trách nhiệm giám sát việc huy động, sử dụng vốn phát hành trái phiếu, thanh toán lãi, gốc trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ công ty.

Từ những "lỗ hổng" đó, luật sư lo ngại dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu không sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết, tiềm ẩn nguy rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.

Trong quá trình rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đang đề xuất theo hướng thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm hạn chế việc chuyển nhượng vốn lòng vòng, gây thiếu minh bạch và khó khăn cho nhà đầu tư khi đánh giá rủi ro của trái phiếu và doanh nghiệp phát hành.

Bên cạnh đó, hướng dẫn cụ thể về điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán trong đó có yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành trái phiếu, tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu; Quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch nhằm định hướng nhà đầu tư các nhân mua các trái phiếu doanh nghiệp có tính an toàn và công khai, minh bạch hơn.

Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cùng với đó, bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm chấn chỉnh các tổ chức cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.

Sau thời gian xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi, hiện dự thảo Nghị định đang được hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định trình Chính phủ ban hành.

Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/bit-lo-hong-giam-sat-muc-dich-su-dung-von-khi-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-20220417082813824.htm

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan