Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có những giải đáp về khung pháp lý về vấn đề sốt đất lại bùng khắp nơi trong 24h qua. Dưới đây là nội dung chi tiết:
Sốt đất lại bùng khắp nơi
Dòng tiền của các nhà đầu tư liên tục đổ dồn vào bất động sản khiến giá đất tại nhiều khu vực tăng phi mã.
Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, trong tháng 2/2022, nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với tháng 1/2021.
Trong đó, nguồn cung và nhu cầu tìm mua đất, đất nền ghi nhận tăng cao so với tháng trước tại hầu hết các tỉnh. Xét riêng về mức độ quan tâm, Hà Nội tăng 8% và TP.HCM tăng 18%. Một số tỉnh thành khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư đến đất nền như Lâm Đồng tăng 41%, Khánh Hòa tăng 35%, Đà Nẵng tăng 32%, Đồng Nai tăng 25%.
Thực tế, từ đầu năm đến nay, cơn sốt đất đã liên tiếp xuất hiện tại một số khu vực, không chỉ ở các đô thị mà còn lan rộng ra các vùng nông thôn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lạc hậu cơ chế quản lý đất đai
Hiện tại, hệ thống pháp luật Việt Nam có 82 sắc luật liên quan đến thị trường bất động sản nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt liên quan tới đất đai.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, Luật Đất đai là một sắc luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, việc sửa đổi sắc luật này sẽ có tác động rất lớn nên cần phải được đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, trong đó việc đảm bảo “sòng phẳng” theo cơ chế thị trường khi thu hồi đất là rất quan trọng.
Một điều dễ nhận thấy là các trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 62 - Luật Đất đai 2013 hầu hết là dự án lớn, trong khi những quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong đô thị, các khu vực lợi thế thương mại lại không thuộc diện Nhà nước phải thu hồi để có thể khai thác được. Tại một số địa phương, nhiều dự án giao đất, cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nhưng quá hạn dự án lại không đưa vào sử dụng, trong khi thực hiện thu hồi thì vướng kiện tụng, hoặc trên thực tế đất bỏ hoang quá lâu năm nhưng địa phương không thu hồi được để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Siết“ phân lô, tách thửa có chặn được giới đầu cơ “làm loạn“ thị trường?
Giới chuyên gia nhận định, việc phân lô, tách thửa nhằm mua đi bán lại đất nền và thổi giá chỉ khiến bong bóng bất động sản ngày càng lớn hơn, thị trường sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực. Đơn cử như 2 năm vừa qua, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương trở nên nhiễu loạn, liên tục ghi nhận nhiều đợt sốt đất khiến giá bất động sản không ngừng tăng cao.
Nhìn nhận về vấn đề này, chia sẻ với Reatimes, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, việc đi gom đất tràn lan rồi cho phân lô, tách thửa tại các địa phương đang là những hành động gây cản trở lớn cho sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Bởi loại đất này thường nhằm mục đích phục vụ cho việc đầu cơ, tích trữ mua bán đất đai, kinh doanh tài chính trên nền tảng đất đai chứ không phải đầu tư để sử dụng đất đai lâu dài.
Xem thông tin chi tiết tại đây
VLXD đồng loạt tăng giá: Nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp BĐS canh cánh nỗi lo
Giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến nhà thầu cùng nhiều chủ đầu tư đau đầu. Nếu không tăng giá nhà thì sợ lỗ vốn mà tăng cao thì sợ không bán được nhà. Đặc biệt, bài toán xây nhà ở xã hội trở nên khó khăn hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, chi phí thép chiếm 12 - 16% tổng chi phí xây dựng công trình. Vì vậy, khi giá thép tăng mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng. Cụ thể, nếu giá thép xây dựng tăng 10% thì giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng 1%.
Theo các chuyên gia, khi giá thép tăng, giá thành xây dựng đội lên cao, không chỉ nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp bất động sản mà cả khách hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng.
Ông Lê Quốc Kiên – Chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản cho biết, với các công trình đang thi công, nhà thầu khó đàm phán hỗ trợ giá từ chủ nhà/chủ đầu tư để tăng giá với lý lẽ “sau khi ký hợp đồng thi công, trường hợp giá nguyên vật liệu giảm, nhà thầu cũng chưa chắc giảm giá cho chủ đầu tư”.
Với các công trình mới chưa ký hợp đồng, chắc chắn nhà thầu phải điều chỉnh tăng giá thi công. Và khi tăng giá thi công, chắc chắn số lượng công trình sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của người có nhu cầu xây nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản cho thuê khởi sắc sau thời gian dài trầm lắng
Không còn vẻ trầm lắng như trước, thị trường bất động sản cho thuê đang ghi nhận tốc độ phục hồi với lượng tin rao và nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm bất động sản cho thuê tăng trưởng mạnh mẽ.
Suốt hơn 2 năm qua, diễn biến dịch Covid-19 đã có những tác động trực tiếp đến nhu cầu tìm kiếm, mức độ quan tâm bất động sản, đặc biệt là bất động sản cho thuê khiến cho nhu cầu sụt giảm.
Hàng loại hoạt động bị ngưng trệ vì lệnh giãn cách đã đẩy cả người thuê và người cho thuê lâm vào cảnh “éo le”. Bước sang năm 2022, khi dịch bệnh dần được kiểm soát đã kéo theo phân khúc này dần phục hồi, nhiều mặt bằng bỏ trống đang dần được lấp đầy với các quán xá và cửa hàng.
Dạo quanh nhiều tuyến đường tại Hà Nội như: Trần Xuân Soạn, Phạm Ngọc Thạch, Võ Thị Sáu, Bạch Mai… sau một thời gian yên ắng, những con đường này giờ đây đã tràn đầy sức sống khi những dịch vụ, tiện ích đời sống được phép hoạt động trở lại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nguồn: https://reatimes.vn/bat-dong-san-24h-sot-dat-lai-bung-khap-noi-20201224000010901.html