Bảo hộ bí mật kinh doanh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Nội dung bài viết

Trong chương trình sở hữu trí tuệ số 44 của Đài truyền hình Vĩnh Long, luật sư Nguyễn Tiến Hòa(NTH), công ty Luật S&B sẽ trao đổi về vấn đề bảo hộ bí mật kinh doanh tại Việt Nam.

Chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị nội dung buổi phóng vấn:

Phóng viên:Luật sư có thể nếu về thực trạng bí mật kinh doanh tai Việt Nam.

Luật sư NTH:Hiện nay, với sự phát triển và mở rộng của nền kinh tế Việt Nam và hội nhập với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức rõ hơn về vai trò của các tài sản trí tuệ đối với quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại có nhiều cách đánh giá khác nhau về vai trò của mỗi loại đối tượng sở hữu trí tuệ. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức khá đầy đủ và biết bảo vệ các đối tượng như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp khi tiến hành đăng ký bảo hộ cho các đối tượng này trước khi thực hiện việc kinh doanh các sản phẩm mới hoặc đưa ra thị trường các giải pháp, sản phẩm sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Nhưng trên thực tế, có những đối tượng sở hữu công nghiệp chưa được chú trọng bảo vệ chu đáo, một trong số những đối tượng này là Bí mật kinh doanh. Do đặc thù của bí mật kinh doanh chỉ là những “thông tin kinh doanh” thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ và chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh và khi sử dung trong kinh doanh các thông tin này có thể đưa lại cho doanh nghiệp các ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh.

Do “bí mật kinh doanh” bản chất là các “thông tin” nên trên thực tế có nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến việc bảo mật các thông tin này. Nguyên nhân của thực tế này có thể bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp chưa biết cách phân loại, chọn lọc các thông tin mà mình có được trong quá trình đầu tư tài chính, trí tuệ để từ đó có những biện pháp bảo mật phù hợp. Một trong những nguyên nhân khiến cho việc bảo vệ bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết ở chỗ các doanh nghiệp chưa biết cách áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp cho mỗi giai đoạn, từ giai đoạn ban đầu khi tạo ra hoặc thu thập được thông tin, giai đoạn áp dụng thông tin này vào trong quá trình kinh doanh.

Phóng viên: Lựa chọn bí mật kinh doanh và sáng chế.

Luật sư NTH: Trước khi đưa ra ý kiến về việc các doanh nghiệp lựa chọn hình thức bảo hộ bí mật kinh doanh hay bảo hộ sáng chế thì cũng cần phải làm rõ các đối tượng này khác nhau như thế nào.

Ngoài những sự khác nhau như anh/chị vừa nói về cách thức bảo hộ, thời gian bảo hộ, hình thức bảo hộ thì sự khác nhau về cơ bản giữa hai đối tượng này ở chỗ nếu bí mật kinh doanh chỉ là các “thông tin” được sử dụng trong quá trình kinh doanh thì sáng chế lại là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Do đó, các doanh nghiệp để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình cần phải phân biệt được hai đối tượng này kể từ lúc tạo lập để xác định hình thức bảo hộ phù hợp.

Nếu đơn thuần chỉ là các thông tin có được trong quá trình kinh doanh thì rõ ràng việc bảo hộ bí mật kinh doanh là lựa chọn tốt nhất. Việc bảo mật thông tin trong trường hợp này sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh khó có thể thực hiện phép “phân tích ngược” mà anh/chị đã nêu.

Trong trường hợp, doanh nghiệp tạo ra được một sản phẩm hoặc quy trình mới mà trong sản phẩm, quy trình này tuy có chứa thông tin cần bảo mật nhưng nếu thông tin này có thể được phân tích ngược một cách dễ dàng bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên thì rõ ràng việc bảo hộ bí mật kinh doanh trong trường hợp này là bất khả thi. Do đó bảo hộ sáng chế sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Xin mời bạn xem lại chương trình tại đây:

5/5 (1 Review)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan