Bảo hiểm nhân thọ và những điều cần biết

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã có quan điểm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trên báo Lao động. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Bảo Hiểm Nhân Thọ Là Gì? Các Loại Hình Phổ Biến Nhất 2022 | Timo

PV hỏi: Những tranh chấp phổ biến giữa bên mua và bên bán bảo hiểm là gì?

Luật sư trả lời: Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 và Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi, bổ sung 2010), bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư và Bảo hiểm hưu trí.

Hiện nay, khi bảo hiểm nhân thọ càng ngày càng được mọi người lựa chọn sử dụng nhiều, điều này cũng dẫn tới những tranh chấp diễn ra càng ngày càng nhiều hơn giữa bên mua cũng như bên bán bảo hiểm. Do bản chất mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm là quan hệ dân sự thông qua việc giao kết hợp đồng, vì vậy những tranh chấp thường xảy ra có thể là tranh chấp về các nghĩa vụ thanh toán hoặc tranh chấp về thời hạn của hợp đồng hay những tranh chấp xoay quanh tính trung thực của thông tin mà bên mua bảo hiểm phải cung cấp.

Về các tranh chấp liên quan đến điều khoản thanh toán, các bên bán bảo hiểm thường “cài cắm” các điều khoản khó hiểu hoặc dài dòng, nhằm đặt những phạm vi, điều kiện bảo hiểm không rõ ràng, rồi nói với người mua rằng đó chỉ là những điều khoản phụ, không quan trọng. Và tới khi tưởng chừng rằng các điều kiện xảy ra ở thực tế với người mua bảo hiểm là đủ để kích hoạt các hợp đồng trong hợp đồng bảo hiểm, thì bên bán bảo hiểm mới nói rõ, giải thích kĩ từng trường hợp khó hiểu mà họ đã đặt ra, nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ thanh toán. Điều tương tự cũng xảy ra với điều khoản về thời hạn của hợp đồng.

PV hỏi: Người mua cần tìm hiểu kỹ những thông tin gì trên hợp đồng để không bị thiệt nếu xảy ra tranh chấp?

Luật sư trả lời: Trước khi ký kết hợp đồng, người mua bảo hiểm cần tìm hiểu kĩ những thông tin bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm, được quy định tại điều 13 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 ( sửa đổi bổ sung năm 2010) cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

– Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

– Các quy định giải quyết tranh chấp;

– Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Việc kiểm tra kĩ các thông tin trên trong hợp đồng giúp người mua bảo hiểm loại trừ được những rủi ro không đáng có khi giao kết hợp đồng với bên bán bảo hiểm. Ngoài ra, người mua bảo hiểm cũng cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật cũng như các điều khoản ở trong hợp đồng về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm có thể lợi dụng những điều khoản này để trốn tránh nghĩa vụ được đề ra trong bảo hiểm. Điều 10 Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, cụ thể như sau:

“1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

  1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
  2. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
  4. b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Người mua bảo hiểm có thể căn cứ vào đây và kiểm tra kĩ các điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để có thể tự bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.

PV hỏi: Khi nào thì hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu? Trong trường hợp bị vô hiệu thì khách hàng bị thiệt thế nào? Cần làm gì trong tình huống này?

Luật sư trả lời: Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010) có quy định về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như sau:

– Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;

– Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi hợp đồng bảo hiểm được tuyên bố vô hiệu, dựa trên các trường hợp được nêu ở trên cũng như các trường hợp được ghi tại Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015, để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”, thì người mua bảo hiểm có quyền yêu cầu bên bán bảo hiểm hoàn lại số tiền mà người mua đã bỏ ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự quy định Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan