Bảo đảm quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch vô hiệu

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư: Tôi có mua một chiếc bình cổ đắt giá từ một cửa hiệu, HĐ mua bán sang tay rất rõ ràng và đúng quy định pháp luật. Một thời gian sau, có người đến nhà và đòi lại chiếc bình này với lý do chiếc bình này là của họ, và họ bị lấy trộm. Sau khi hỏi chủ cửa hàng, chủ cửa hàng thừa nhận có lấy từ một người khác mà không rõ là ai. Do tôi không chấp nhận giao trả lại chiếc bình nên chủ sở hữu đã đưa vụ việc lên Tòa án để chuẩn bị xét xử. Tôi xin hỏi Luật sư, theo quy định pháp luật, tôi có phải trả lại chiêc bình cho người chủ kia không, tôi có được bảo vệ quyền gì không? Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Dựa vào thông tin bạn cung cấp, và theo quy định tại Điều 180 BLDS năm 2015 thì bạn có khả năng được xác định là người chiếm hữu ngay tình. Bạn không hề biết có tình trạng của chiếc bình là do bị mất trộm và không thể biết về việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật, đồng thời bạn giao kết hợp đồng một cách thiện chí và minh bạch.

Ở đây cần xác định rõ việc sở hữu chiếc bình của cửa hàng mà bạn mua có ngay tình hay không. Nếu qua xác minh và điều tra, nếu có căn cứ xác định cửa hàng đã chiếm hữu chiếc bình từ tay kẻ trộm một cách không ngay tình, hay đã biết về tình trạng chiếc bình mà vẫn cố tình giao dịch với bạn thì giao dịch dân sự này vô hiệu theo quy định ở Điều 127 BLDS 2015. Theo đó cửa hàng là người lừa dối trong giao dịch mua bán này, và hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận: Cửa hàng sẽ trả cho bạn số tiền mua, còn bạn trả lại chiếc bình cho người chủ sở hữu thực, cửa hàng phải chịu tổn thất.

Đối với trường hợp cửa hàng cũng không có lỗi, thì giao dịch bị vô hiệu và người chủ thực của tài sản được quyền đòi lại tài sản theoquy định của Điều 133 và 167 BLDS 2015, do đối với HĐ mua bán này HĐ có tính đền bù, nhưng tài sản của chủ sở hữu bị mất cắp.Việc công nhận cho chủ sở hữu được đòi lại tài sản trong trường hợp này là chính đáng bởi những chủ thể thực sự sở hữu bị mất cắp bởi hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, lợi ích chính đáng của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ dưới các góc độ sau:

- Được yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và giá trị tài sản từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình. Ở đây là từ kẻ trộm chiếc bình từ chủ sở hữu thực. Nhưng điều này khó thực hiện bởi việc truy tìm ra kẻ trộm là tương đối khó, và kẻ trộm phải có khả năng tài chính và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ.

– Được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.

– Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản.

Trong trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên đàm phán cùng chủ sở hữu và cửa hàng bán để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất, nếu không các bên có thể đưa vụ việc ra xét xử.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan