BẢN TIN PHÁP LUẬT TUẦN 4

Nội dung bài viết

  1. Thông tư 01/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 16/2/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
    • không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
    • không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm để nghị chiết khấu;
    • có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện chiết khấu;
    • có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn;
    • có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu; trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (trường hợp giao dịch gián tiếp)
  • Trường hợp ngân hàng nước ngoài có hai hay nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch với một chi nhánh đại diện cho các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đó tại Việt Nam dựa trên nhu cầu tổng hợp của các chi nhánh.
  1. Quyết định 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/2/2012 về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
  • Đa dạng hóa sở hữu và tiếp tục giảm tỷ lệ góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong các doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành nhằm phòng ngừa biểu hiện khép kín, độc quyền trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Ban hành các quy định chặt chẽ về vốn pháp định và các mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
  • Chuẩn hóa điều kiện và quy trình phê chuẩn sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư nhằm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này so với các sản phẩm tài chính thay thế khác.
  1. Thông tư 01/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 9/1/2012 quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam.
  • Các nhà cung ứng nhiên liệu hàng không, các hãng hàng không có tra nạp nhiên liệu hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam có thể áp dụng các quy định, tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng nhiên liệu và dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không khác nhưng không được trái với các quy định trong Thông tư này.
  • Điều kiện hoạt động dịch vụ kinh doanh xăng dầu hàng không:
    • là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh xăng dầu hàng không được phép kinh doanh tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam;
    • được Cục Hàng không Dân dụng cấp Giấy phép Cung cấp Dịch vụ Hàng không;
    • kho nhiên liệu hàng không phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật/tiêu chuẩn Việt Nam và các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành của Thông tư này;
    • có phương tiện tra nạp;
    • có hệ thống đảm bảo chất lượng nhiên liệu và hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ tra nạp nhiên liệu;
    • có đủ lực lượng lao động đã được đào tạo, các phương tiện kỹ thuật và nhân viên tra nạp phải được cấp phép hoạt động và chứng chỉ nghiệp vụ.
  • Doanh nghiệp cung ứng và tra nạp nhiên liệu hàng không phải xây dựng phương án ứng phó sự cố môi trường; quy chế an ninh; hệ thống quản lý an toàn; báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  1. Công văn 736/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan ban hành ngày 20/2/2012 về việc doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu như hàng hóa kinh doanh theo hợp đồng thương mại của doanh nghiệp thường.
  • Trường hợp doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu nhưng không xuất hàng hóa ra nước ngoài mà bán cho doanh nghiệp chế xuất khác thì thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan