BẢN TIN PHÁP LUẬT TUẦN 20

Nội dung bài viết

1. Thông tư 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 hướng dẫn về việc thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.

  • Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại Thông tư này, trong đó có ít nhất 01 thành viên là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài.
  • Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
  • Công ty chứng khoán không được cho vay tiền và chứng khoán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo quy định về giao dịch ký quỹ chứng khoán.
  • Trường hợp công ty chứng khoán đầu tư vượt quá hạn mức do thực hiện bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, do hợp nhất, sáp nhập hoặc do biến động tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán hoặc tổ chức góp vốn, công ty chứng khoản phải áp dụng các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định tại Thông tư này tối đa trong thời hạn 01 năm.
  • Trong vòng 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (ngày 15/1/2013), công ty chứng khoản phải thực hiện sửa đổi Điều lệ theo Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư này; thiết lập, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ; quản lý tiền của khách hàng theo quy định của tại Thông tư này.
  • Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, công ty chứng khoán có tỷ lệ vay nợ, tỷ lệ đầu tư vượt quá quy định tại Thông tư này không được phát sinh mới hoặc gia hạn các khoản vay, các khoản nợ phải trả, không được tăng tỷ lệ đầu tư dưới mọi hình thức.

2. Thông tư 199/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/11/2012 hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 về chuyển đổi ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO.

  • Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN đối với điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu theo cam kết WTO, kể từ năm 2012 được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu) theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế TNDN có hiệu lực trong thời gian doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định 24/2007/ND-CP về thuế TNDN có hiệu lực thi hành hoặc theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế TNDN có hiệu lực tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (theo các văn bản pháp luật về thuế TNDN áp dụng kỳ tính thuế năm 2012).
  • Đến năm 2012 doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thì được chuyển đổi ưu đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nếu đến năm 2012 đã hết thời gian được ưu đãi thuế thì không được chuyển đổi ưu đãi.
  • Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện đầu tư mở rộng nhưng bị chấm dứt ưu đãi theo điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu thì được phép lựa chọn tiếp tục được hưởng ưu đãi vê thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế đáp ứng doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư theo diện mở rộng tại thời điểm được cấp giấy phép đầu tư mở rộng hoặc thời điểm dự án đầu tư mở rộng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp không được cấp giấy phép đầu tư mở rộng).
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp việc lựa chọn phương án ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai hưởng ưu đãi thuế TNDN mà mức ưu đãi lựa chọn thực hiện chuyển đổi thấp hơn mức ưu đãi quy định tại Thông tư này hoặc không phù hợp với việc lựa chọn chuyển đổi ưu đãi theo quy định tại Thông tư này thì được kê khai điểu chỉnh bổ sung, đồng thời phải thông báo lại cho cơ quan thuế việc lựa chọn mức ưu đãi phù hợp với việc chuyển đổi ưu đãi quy định tại Thông tư này.

3. Công văn 3835/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 1/11/2012 về thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

  • Trường hợp các tổ chức nước ngoài góp vốn trong công ty Việt Nam thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp cho công ty mẹ tại nước ngoài, nếu có phát sinh thu nhập thì tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
  • Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì công ty Việt Nam có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn theo quy định.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan