BẢN TIN PHÁP LUẬT TUẦN 12

Nội dung bài viết

Thông tư 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/7/2012 hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Nghị định 122/2011/NĐ-CP thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; chuyển nhượng dự án; chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25%, không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại VN từ 32% đến 50%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN áp dụng thuế suất 40%.
  • Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn/chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn/chuyển nhượng chứng khoán không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ …) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế TNDN. Giá trị tài sản được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
  • Nhà thầu nước ngoài có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật VN nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai, nộp thay số thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
  • Công ty cổ phần thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN. Trường hợp công ty cổ phần tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế TNDN.
  • Việc ưu đãi thuế TNDN theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang hoạt động nếu có thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại. Doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động kinh doanh thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngành nghề bổ sung, quy mô hoạt động bổ sung không thuộc diện ưu đãi thuế TNDN.

2. Thông tư 12/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 30/7/2012 quy định về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

  • Đối tượng được tham gia thi tuyển là các doanh nghiệp có đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông theo quy định. Mỗi doanh nghiệp tham gia thi tuyển được đăng ký nguyện vọng cho một hoặc nhiều khối băng tần, kênh tần số trong đợt thi tuyển nhưng chỉ được phân bổ một khối băng tần, một hoặc một số kênh tần số trong trường hợp trúng tuyển.
  • Sau khi đã nộp Hồ sơ thi tuyển, doanh nghiệp không được phép rút Hồ sơ thi tuyển ra để bổ sung hoặc sửa đổi. Hội đồng thi tuyển có quyền yêu cầu các doanh nghiệp làm rõ nội dung trong Hồ sơ thi tuyển nếu thấy cần thiết. Nội dung làm rõ chỉ mang tính chất giải đáp các nội dung chưa rõ ràng, không có giá trị sửa đổi hoặc bổ sung nội dung của Hồ sơ thi tuyển.
  • Doanh nghiệp trúng tuyển thực hiện các quy của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và các quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển để được cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện. Các doanh nghiệp trúng tuyển được quyền lựa chọn khối băng tần, kênh tần số theo thứ tự tương ứng với số điểm từ cao đến thấp sau khi được cấp giấy phép viễn thông.

3. Công văn 5519/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ ngày 25/7/2012 v/v xử lý vướng mắc trong nhập khẩu ô tô.

  • Đồng ý về nguyên tắc các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu xe ô tô theo hợp đồng đã ký (số lượng, chủng loại) mà đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng trước ngày ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công thương (Quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống).

4. Công văn 10129/BTC-CST của Bộ Tài chính ngày 30/7/2012 v/v cách tính tổng giá trị các linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô tô hoàn chỉnh theo Cộng văn 13113/BTC-CST ngày 3/10/2011.

  • Tổng trị giá của các linh kiện (nhập khẩu và mua trong nước nếu có ) để sản xuất, lắp ráp ô tô hoàn chỉnh bao gồm cả phần linh kiện tự gia công, sản xuất, lắp ráp nếu có.
  • Việc phân loại và tính thuế đối với linh kiện đối với linh kiện ô tô nhạp khẩu theo hướng dẫn tại công văn 13113/BTC-CST ngày 3/10/2011 được thực hiện từ 15/4/2006 đến hết ngày 31/12/2011.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan