Nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hay một tổ chức, một nhóm người nào đó thì cần phải có những quyết định, chủ trương mang tính pháp lý bằng văn bản như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị.
Những văn bản này phải được xây dựng trên cở sở đúng pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, thẩm tra sau đó mới công bố rộng rãi để áp dụng thực hiện.
Tuy vậy, trong thời gian qua, một số văn bản mang tính pháp lý của Nhà nước được ban hành nhưng không đúng, chưa đúng với pháp luật, khi áp dụng thực tiễn nhưng lại bị hiểu sai lệch, dẫn đến sự hoài nghi, thậm chí là hoang mang đối với những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của chủ trương đó.
Hoặc có những dự thảo gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân như dự thảo mới đây của Bộ GD-ĐT nêu rõ sinh viên các ngành đào tạo giáo viên trình độ CĐ, trung cấp hệ chính quy nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học; hay trước đó là quy định xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học; phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.
Và với những văn bản quy phạm pháp luật lỗi như vậy, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống dân sinh mà còn tạo điều kiện cho những đối tượng tiêu cực lợi dụng để đả kích, xuyên tạc, bôi nhọ gây rối loại xã hội, làm mất an ninh trật.
Trong tiết mục Tiêu điểm ANTT kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam, với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW.