5 Tội không còn áp dụng án tử hình trong Bộ luật hình sự 2015

Nội dung bài viết

Câu 1:

Theo Bộ luật hình sự 2015, sẽ có 5 tội không còn áp dụng án tử hình, việc loại bỏ áp dụng án tử hình với các tội này cho thấy điều gì, thưa luật sư?

Luật sư trả lời:

Bộ luật hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bỏ tử hình ở 7 tội danh:

1.Tội Cướp tài sản (Điều 168);

  1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
  2. Tội đầu hàng địch (Điều 399);
  3. Tội chống mệnh lệnh (Điều 394);
  4. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303);
  5. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249);
  6. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).

Đồng thời, Bộ luật đã bỏ tội danh hoạt động phỉ trước đây có quy định hình phạt tử hình.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi yêu cầu bảo vệ quyền con người nói chung và quyền sống nói riêng ngày càng được đề cao trong Hiến pháp 2013, lần đầu tiên Hiến pháp quy định một điều riêng về bảo vệ quyền sống “mọi người có quyền sống” thì việc giảm quy định hình phạt tử hình trong BLHS (sửa đổi) và hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình là yêu cầu tất yếu. Việc BLHS (sửa đổi) bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh nêu trên đã quán triệt tư tưởng cải cách tư pháp, bám sát các tiêu chí cũng như điều kiện áp dụng hình phạt tử hình.

5 Tội không còn áp dụng án tử hình trong Bộ luật hình sự 2015
5 Tội không còn áp dụng án tử hình trong Bộ luật hình sự 2015

Câu 2:

Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 nêu rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị mức phạt thấp nhất là hai năm tù. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... mức án cao nhất là tử hình. Ở Bộ luật Hình sự 2015, tội danh này được quy định tại Điều 193. Các hành vi và yếu tố cấu thành tội phạm không thay đổi nhưng mức án cao nhất là tù chung thân. Xung quanh quy định này, nhiều thính giả đã bày tỏ sự lo ngại.

Thính giả Phạm Văn Hùng bày tỏ quan điểm:

Băng: “Tôi không đồng ý giảm khung hình phạt tử hình đối với tội buôn bán thực phẩm giả, bẩn. Thực phẩm độc hại có thể giết chết hàng ngàn người, ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều người mà bỏ tử hình là không hợp lý trong khi tình trạng thực phẩm giả bẩn kém chất lượng ... đang tràn lan và thành thảm họa”

Ý kiến của Luật sư ra sao về vấn đề này?

Luật sư trả lời:

Theo tôi, mục đích phạm tội là vì tư lợi và gây thiệt hại cho trật tự quản lý kinh tế. Hình phạt tử hình được tuyên và áp dụng đối với người phạm tội này thì mục đích khắc phục hậu quả do tội phạm kinh tế gây ra là rất khó, mục tiêu thu hồi tài sản sẽ không đạt được.

Hơn nữa, thực tiễn xét xử tội phạm này thời gian qua cho thấy, hầu như không có Tòa án nào áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp này. Thực tế cho thấy bởi sự lơi lỏng trong việc quản lý các hoạt động này của các cơ quan chức năng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng của tội phạm này. Do đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phải quản lý nghiêm ngặt trong lĩnh vực này thì cơ chế phòng ngừa tội phạm mới có hiệu quả.

Câu 3:

Một tội nữa cũng không áp dụng hình phạt tử hình khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 nhận được nhiều sự quan tâm của quý thính giả, đó là Tội Cướp tài sản. Nhiều người lo ngại rằng việc bỏ khung hình phạt tử hình với tội này thì cướp sẽ ngày càng lộng hành và hành vi cướp của, giết người có nghiêm trọng như thế nào đi nữa thì cũng không phải chịu mức hình phạt cao nhất như trước đây. Những lo ngại này có đúng theo tinh thần của Luật không thưa Luật sư? Có phải tội Cướp dù nghiêm trọng đến mức nào cũng không phải chịu hình phạt cao nhất như trước đây?

Luật sư trả lời:

Tội cướp tài sản (Điều 168), thực tế cho thấy cướp tài sản là một trong ba tội phạm nghiêm trọng nhất trong số các tội xâm phạm sở hữu. Bản chất của tội này là tước đoạt quyền sở hữu của người khác bằng vũ lực hoặc bằng các hành động khác tấn công nạn nhân làm cho họ không thể chống cự được. Vì vậy, trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội có thể gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng đây là tội xâm phạm quyền sở hữu của người khác, đối tượng chính bị xâm hại ở đây là tài sản. Mục đích của người phạm tội này là chiếm đoạt tài sản của người khác chứ không phải là xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Việc gây thương tích hoặc làm chết người khi thực hiện hành vi cướp không nằm trong ý định chủ quan của người phạm tội cướp. Hơn nữa, không phải mọi trường hợp phạm tội cướp tài sản đều gây chết người, do vậy việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này là đã đủ nghiêm khắc.

Tham khảo thêm >> Dịch vụ luật sư hình sự giỏi

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan