5 thay đổi quan trọng về Bảo hiểm xã hội từ năm 2019

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch công ty Luật SBLaw đã trả lời phỏng vấn về những thay đổi quan trọng liên quan đến Bảo hiểm xã hội từ năm 2019 trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Dưới đây là nội dung chi tiết:

  1. Thưa ông từ năm 2020, độ tuổi hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ được quy định như thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì “từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên”.

Như vậy, từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở đi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu.

  1. Vậy cách tính lương hưu hàng tháng đối với lao động nam được tính như thế nào thưa ông?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, từ năm 2020 trở đi, đối với lao động nam khi đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu thì mức lương hưu sẽ được tính như sau:

  • 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Ví dụ: Ông X làm việc trong điều kiện bình thường và đến năm 2020 đủ tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 25 năm đóng BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông được tính: 18 năm đóng BHXH = 45%; 7 năm đóng BHXH còn lại = 7 x 2% = 14%.

Vậy lương hưu hàng tháng của ông A sẽ bằng 63% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

  • Cùng với đó, mức tối đa được hưởng không quá 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  1. Với những thay đổi về độ tuổi hưởng lương hưu và cách tính lương hưu hằng tháng như vậy, thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần sẽ có những thay đổi như thế nào thưa ông?

Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

  • Những người lao đông tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu làm căn cứ hưởng chế độ lương hưu;
  • Còn nếu tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
  1. Theo khoản 2 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội. Thưa ông việc thay thế sổ bằng thẻ BHXH có ý nghĩa như thế nào đối với người dân và các cơ quan thực hiện chính sách?

Tại Khoản 2 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH. Với thay đổi này, người lao động sẽ thuận tiện trong việc thực hiện các quyền lợi liên quan đến BHXH, ít tốn kém thời gian và giấy tờ đi kèm. Tuy nhiên, đến thởi điểm này đã là tháng 11/2019, tức là chỉ còn có 2 tháng nữa là bước sang năm 2020, vẫn chưa có bất cứ văn bản, thông tin nào hướng dẫn về việc thay đổi này.

Ngày 14/4/2017, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định về việc cấp mã số BHXH cho các đối tượng tham gia với mục tiêu mỗi người chỉ có một mã số BHXH duy nhất khi tham gia BHXH, BHYT.

Hiện BHXH Việt Nam đang rà soát bổ sung thông tin người tham gia để cấp mã số BHXH, tiến tới hoàn thành cấp thẻ BHXH điện tử vào năm 2020, thay thế hoàn toàn cho thẻ BHYT và sổ BHXH giấy như hiện nay.

  1. Theo Luật BHXH 2014, đến năm 2020, việc hoàn thành, vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội sẽ có những thay đổi như thế nào thưa ông?

Để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia BHXH, BHYT thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa BHXH đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đến năm 2020, sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.

Chính phủ cũng đã giao BHXH Việt Nam trình Thủ tướng Đề án "Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan.

Năm 2019, ngành BHXH đang tiếp tục cập nhật mã số, đồng bộ thông tin định danh người tham gia BHXH; quản lý dữ liệu quá trình thu, chi trả BHXH, thông tin đơn vị tham gia BHXH, ...

Thực tế, việc xây dụng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội cũng đã mang lại những sự tích cưc. Ví dụ: người lao động có thể theo dõi tình trạng đóng bảo hiểm của mình xem đã đóng được bảo nhiêu tháng, …. thông qua trang thông tin tra cứu dữ liệu của BHXH. Việc đánh giá toàn diện hiệu quả của thay đổi này cần có thời gian thực thi thực tế.

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan