4 điều lạ về chiến thắng ngược trị giá $120 triệu của Samsung trước Apple

Nội dung bài viết

SBLAW trân trọng giới thiệu bài viết của luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc SHTT SBLAW về cuộc chiến sáng chế giữa Apple và Samsung.

Gió đảo chiều và Samsung đã lội ngược dòng “hạ" Apple trong cuộc chiến pháp lý trị giá $120 triệu theo phán quyết mới của Toà Mỹ. Một trận đấu pháp lý kịch tính giữa hai ông kệ trong làng công nghệ, hấp dẫn giống như một bộ phim holyhood vậy. Và lần này chiến thắng ngược của gã đi theo Samsung trước kẻ dẫn đầu Apple cho thấy 4 điều lạ.

Quy định rất dị của Mỹ về phần mềm: Mỹ mạnh Mỹ có quyền

Mỹ luôn là nửa bên kia khác biệt so với Châu Âu khi bảo hộ phần mềm dưới dạng sáng chế. Nếu như ở Việt Nam hay đa phần các nước còn lại trong đó có Châu Âu chỉ bảo hộ phần mềm dưới dạng bản quyền thì Mỹ, cái nôi của công nghệ thế giới, nâng Phần mềm lên giá trị khác biệt, đó là Sáng chế. Vậy tại sao lại là Sáng chế mà không phải là bản quyền phần mềm đơn thuần? Tất cả nằm ở quyền lực bảo hộ độc quyền ghê gớm mà sáng chế mang lại cho chủ sở hữu so với bản quyền phầm mềm. Nếu như bản quyền chỉ bị vi phạm khi có hành vi sao chép toàn bộ phần mềm hoặc copy một đoạn code thì việc bảo hộ dưới dạng sáng chế cho phép ngăn ngừa việc từ gốc vấn đề: copy những ý tưởng tương tự. Điều này xuất phát từ quan điểm rất dị mà Mỹ lâu nay vẫn áp dụng: chấp nhận bảo hộ ý tưởng. Thực ra đây là một sự dị trong sự thống nhất khi Mỹ luôn đặt hệ thống sở hữu trí tuệ của mình cao hơn với các nước khác. Không sao, Mỹ mạnh Mỹ có quyền.

Tại sao Samsung có thể đảo ngược thế trận trước Apple?

Đây là vụ kiện tranh chấp liên quan đến các chức năng rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trên Iphone của Apple như: chức năng ""slide to unlock" và chức năng khi nhấn vào link sẽ bật ra chức năng gọi. Toàn những chức năng mà ai cũng thấy Apple đi tiên phong, sau đó Samsung thực hiện tương tự. Trong bản án trước đó, Toà tuyên Samsung phải bồi thường cho mỹ khoảng $120 triệu. Tuy nhiên, tại phiên toà phúc phẩm lần này Toà cho rằng Samsung không vi phạm Apple. Lý do là gì? Nhìn lý do Toà Án của Mỹ đánh bại quan điểm của Apple trong vụ việc này mới thấy tính hấp dẫn của vấn đề. Giống như một bộ phim luôn hấp dẫn ở giây cuối cùng.

Trong tổng số 03 bằng sáng chế thì 02 bằng sáng chế Toà cho rằng không có giá trị bởi thực chất trước thời điểm sáng chế của Apple ra đời thì đã tồn tại một sáng chế như vậy của một bên khác, kết luận như vậy có thể hiểu Apple cũng xoay tua từ một sáng chế có trước. Điều này phạm vào nguyên tắc bảo hộ độc quyền sáng chế: phải mới tinh. Trong khi 01 sáng chế còn lại Apple không đưa ra đủ cơ sở pháp lý.

Chiến thắng của Samsung trước Apple. Ảnh từ Arstechnica

Để có thể xoay chuyển được tình huống nêu trên chắc chắn Samsung đã có được hỗ trợ từ đội ngũ luật sư sừng sỏ. Trong lĩnh vực sáng chế để có thể đưa ra cách bác bỏ giống như luật sư của Samsung vừa làm đòi hỏi một sự tiếp cận và nghiên cứu ghê gớm. Thật đáng nể đối với bất kỳ luật sư nào được tham gia vào vụ việc này.

Về mặt giá trị của vụ việc

Một vụ kiện tiết kiệm cho Samsung $120 triệu. Đây là lý do khiến Apple và Samsung quyết theo đuổi vụ việc? Chắc chắn là không bởi chi phí Samsung trả cho luật sư để theo đuổi vụ việc này chắc chắn nằm ở mức không nhỏ. Tất cả nằm ở ý nghĩa của vụ việc. Thắng trên sân khách bao giờ cũng ngọt ngào. Nói về giá trị của chiến thắng Samsung cho rằng "Đây là chiến thắng cho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đưa việc cạnh tranh về đúng vị trí của nó, tại thị trường chứ không phải tại toà".

Apple có đang thống trị về số bằng sáng chế tại Mỹ?

Không! Ngạc nhiên là tại chính Mỹ Samsung là nữ hoàng về số lượng bằng sáng chế, chỉ sau ông vua IBM. Trong khi số lượng sáng chế của Apple (2125) vẫn phải chạy dài mới đuổi kịp Samsung (6473) tính đến 2015 theo thống kê của cơ quan sáng chế Mỹ USPTO.

Liệu một vụ việc tương tự có diễn ra tại Việt Nam?

Những vụ việc như thế này nếu có ở Việt Nam sẽ đi vào một sư bế tắc bởi có rất nhiều lực cản. Trong đó có thể kể đến Việt Nam vẫn đang vật lộn trong nhận diện thế nào là vi phạm bản quyền. Chưa kể đến chi phí luật sư cũng là điều đáng bàn. Mặc dù luật đã cho phép tính phí luật sư vào yêu cầu bồi thường nhưng về mặt thực tiễn rất hạn chế, khác hoàn toàn với Mỹ, nơi phí luật sư luôn được toà tính đến. Nhưng... không thể tị với Mỹ được, một quốc gia luôn là kẻ dẫn đầu trong cuộc chơi về sở hữu trí tuệ. Một sự dẫn đầu không lạ bởi luật luôn thuộc về kẻ mạnh và có tiền.

Luật sư Phạm Duy Khương

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan