Xử lý vi phạm sáng chế tại Việt Nam

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là một doanh nghiệp chế tạo và được cấp bằng độc quyền sáng chế, hiện tại Sáng chế của chúng tôi đang bị xâm phạm bởi một đối thủ cạnh tranh, đề nghị SBLAW tư vấn thủ tục.

Luật sư: Để có thể có cơ sở yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý và thực hiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (SC) của doanh nghiệp, các công việc sau đây cần phải được thực hiện trước tiên;

a. Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp

Theo đó, chúng tôi sẽ yêu cầu Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPRI) thực hiện việc giám định và đưa ra kết luận liệu máy được thể hiện trong các video sau đây có bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với SC đang được bảo hộ của anh hay không?

Chúng tôi lưu ý rằng, việc giám định là không bắt buộc, tuy nhiên, trong trường hợp này chúng tôi cho rằng việc yêu cầu giám định là rất quan trọng vì các lý do sau đây:

– SC là đối tượng phức tạp trong sở hữu trí tuệ. Do đó, nếu không phải là kỹ sư chuyên ngành trong lĩnh vực thì không thể xác định rõ liệu máy do các bên bị nghi ngờ đang sử dụng có bị coi là tương tự/không khác biệt với máy đang được bảo hộ theo SC của anh hay không. Trong khi đó, các chủ thể có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm như thẩm phán, thanh tra sở khoa học và công nghệ phần lớn không có chuyên môn kỹ thuật.

– Kết luận giám định là một trong các chứng cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm căn cứ để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Vì các lý do nêu trên, chúng tôi cho rằng anh nên thực hiện việc giám định sở hữu công nghiệp trước khi tiến hành các công việc khác.

Sau khi có kết luận giám định và kết luận giám định thể hiện rõ máy ép gạch đang được sử dụng bởi các bên bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với GPHI đang được bảo hộ, anh có thể lựa chọn các biện pháp sau đây để xử lý vụ việc.

Phần tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW về xử lý vi phạm sáng chế và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

b. Các biện pháp xử lý

i. Gửi thư cảnh báo

Theo biện pháp này, chúng tôi sẽ thay mặt anh gửi thư cảnh báo đến các bên bị nghi ngờ và yêu cầu các bê này chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng máy bị coi là xâm phạm quyền đối với SC của anh, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Thời hạn thực hiện biện pháp này có thể kéo dài trong khoảng từ 15-30 ngày. Tuy nhiên, đây là biện pháp không bắt buộc thực hiện, nghĩa là anh có thể thực hiện các biện pháp khác theo quy định của pháp luật mà không cần thực hiện biện pháp này.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần lớn các bên xâm phạm đều ngừng việc thực hiện hành vi xâm phạm sau khi nhận được thư cảnh báo và cam kết sẽ không tiếp tục vi phạm trong tương lai.

ii. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Theo biện pháp này, chúng tôi sẽ gửi đơn đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu các cơ quan này thụ lý, thực hiện các hoạt động kiểm tra/thanh tra tại trụ sở/địa điểm sản xuất để phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với SC và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm.

Chúng tôi lưu ý rằng, với biện pháp này, anh chỉ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt mà không có quyền yêu bồi thường thiệt hại đã xảy ra.

Thời hạn để giải quyết vụ việc theo biện pháp này có thể kéo dài từ 3 – 12 tháng tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc.

iii. Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền

Theo biện pháp này, chúng tôi sẽ nộp đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án ra phán quyết buộc bên vi phạm chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Thời hạn để giải quyết vụ việc theo biện pháp này có thể kéo dài từ 12-36 tháng tùy theo mức độ phực tạp của vụ án.

c. Chi phí thực hiện công việc xử lý hành vi xâm phạm

Chi phí của chúng tôi cho việc thực hiện các công việc nêu trên như sau:
+ Giám định sở hữu công nghiệp (đối với mỗi yêu cầu giám định) 7.500.000đ
+ Gửi thư cảnh báo (đối với mỗi thư cảnh báo) 5.000.000đ
+ Gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm (đối với mỗi đơn yêu cầu) 20.000.000đ
+ Khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền (đối với mỗi đơn khởi kiện) 80.000.000đ

* Lưu ý: Tất cả các mức phí nêu trên chưa bao gồm 5-10% VAT. Các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc như chi phí đi lại, ăn ở.

Chúng tôi sẽ thông báo cho Quý công ty các chi phí này để Quý công ty quyết định trước khi thực hiện các công việc.

Trong trường hợp Quý công ty được nhận tiền đền bù từ bên vi phạm hoặc các lợi ích vật chất khác trong quá trình giải quyết vụ việc, SB Law sẽ được nhận thêm khoản tiền tương đương với 30% số tiền mà Quý công ty nhận được.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan