Tư vấn về việc thay thế hợp đồng thế chấp bảo đảm cho hợp đồng tín dụng

Nội dung bài viết

Câu hỏi:

Tôi dùng tài sản của vợ chồng tôi để thế chấp vay vốn cho công ty của gia đình. Hợp đồng thế chấp đảm bảo cho các hợp đồng tín dụng ký kết giữa hai bên và chỉ hết hiệu lực khi các bên hoàn thành nghĩa vụ/có thỏa thuận. Nay giám đốc ngân hàng về hưu. Giám đốc mới yêu cầu phải trả nợ, đi xóa thế chấp và làm lại thủ tục bảo đảm tiền vay mới (công chứng + đăng ký thế chấp mới). Điều này có phù hợp pháp luật không?

Luật sư trả lời:

Hợp đồng tín đụng ký kết giữa ngân hàng và công ty bạn do giám đốc ngân hàng và bạn là đại diện theo pháp luật của hai bên ký kết. Theo đó, hợp đồng này có thời hạn đến khi hai bên hoàn thành các nghĩa vụ. Thời hạn đó không thay đổi khi hai bên thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Điều 465 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay tài sản như sau:

“3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác”.

Do đó, mặc dù bên ngân hàng thay đổi giám đốc thì hợp đồng tín dụng đó vẫn còn hiệu lực, giám đốc mới không có quyền yêu cầu công ty bạn trả nợ khi chưa đến hạn theo hợp đồng tín dụng.

Theo đó, Hợp đồng thế chấp bảo đảm cho hợp đồng vay tín dụng cũng không mất hiệu lực. Nếu bên nhận thế chấp (ngân hàng) muốn thay đổi hợp đồng thế chấp bằng hợp đồng bảo đảm tiền vay mới thì cần có sự đồng ý của cả hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Vậy bên ngân hàng không có quyền xóa thế chấp và làm lại thủ tục đăng ký thế chấp bảo đảm tiền vay mới khi chưa có sự đồng ý của bạn.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan