Trách nhiệm khi gây thiệt hại lớn đối với tài sản của người khác

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW tư vấn về trách nhiệm khi ghi thiệt hại lớn đối với tài sản của người khác trong Chương trình Hiểu Đúng - Làm Đúng. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Tài với anh Trọng có đầu tư dãy cho thuê, tuy nhiên, trong một lần bị hỏa hoạn, toàn bộ khu trọ nhà 2 anh cùng với các nhà khác bị cháy rụi. Nguyên nhân ban đầu được cơ quan xác định là xuất phát từ khu trọ của 2 anh Tài và Trọng. Anh Tài và Trọng sợ chịu trách nhiệm nên đã tìm đến luật sư xin tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Để xác định rõ bạn có phải bồi thường hay không thì trước hết cần phải xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cháy là do đâu.

Nếu chủ nhà, người quản lý, sử dụng căn nhà đó có lỗi cố ý hay vô ý, hoặc kể cả khi không lỗi (Ví dụ: cháy do chập điện) đều phải bồi thường. Chủ nhà chỉ không bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của nhà khác, hoặc trong sự kiện bất khả kháng, vụ việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hoặc tình thế cấp thiết (Điều 584, 601 Bộ luật dân sự năm 2015), cụ thể:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

c) Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.

Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức, phương thức bồi thường trừ khi pháp luật có quy định khác (Điều 585 BLDS).

Như vậy, nếu có các tài liệu, chứng cứ chứng minh thì các nhà bị cháy có quyền yêu cầu chủ nhà, người chiếm hữu, sử dụng nhà để xảy ra hỏa hoạn bồi thường.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan