Tình tình thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng

Nội dung bài viết

Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp năm 2017, từ ngày 3-5/10/2017, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng cường toàn diện (Dự án GIG) tổ chức nghiên cứu tình hình công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng do TS. Nguyễn Thanh Tú – Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp và Ông Trương Đức Tùng – Giám đốc Hợp phần Dự án GIG Trưởng đoàn nghiên cứu với sự tham gia của các chuyên gia Dự án GIG gồm: Ông Nguyễn Phương Bắc – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, Đại diện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020.
Sau khi tổ chức tọa đàm phạm vi để phỏng vấn sâu các doanh nghiệp (Ngày 3/10/2017) tại quận Hải Châu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, ngày 4/10/2017, Đoàn khảo sát đã đến làm việc trực tiếp với Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng. Báo cáo với Đoàn khảo sát, đại diện Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng, Ông Tạ Tự Bình – Phó Giám đốc và các Phòng ban liên quan thuộc Sở Tư pháp đã trao đổi với Đoàn khảo sát về những kết quả được trong công tác hỗ trợ pháp lý trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong thời gian qua, trong đó việc ký kết và triển khai Quy chế phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng; phối hợp với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp tổ chức 02 hoạt động trên địa bàn TP. Đà Nẵng; chủ trì xây dựng và phát hành Cuốn cẩm nang về tập hợp cung cấp các chính sách liên quan đến doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, phát hành 2000 cuốn cẩm nang và đưa lên Trang thông tin của Sở Tư pháp nhằm cũng cấp kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Cùng ngày 4/10/2017, làm việc với Đoàn khảo sát tại trụ sở Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, thay mặt Ban Chủ nhiệm, Luật sư Trần Hữu Nhất - Chủ nhiệm và đại diện các Ban của Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng trao đổi với Đoàn khảo sát về những nội dung khảo sát về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó, Đoàn Luật sư với 194 Luật sư trên địa bàn với 60 tổ chức hành nghề dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, hoạt động của các văn phòng luật sư, công ty chủ yếu là tranh tụng, ít tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó cũng chỉ có khoảng 30 luật sư sống bằng nghề luật sư còn lại các luật sư khác cũng phải hành nghề khác. Trao đổi về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và vai trò của Luật sư trong công tác này, trong thời gian tới Đoàn Luật sư thành phố sẽ có các hoạt động tổng hợp, phân loại các Luật sư để gửi tới doanh nghiệp với các Chương trình hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn nhằm phát huy vai trò của Luật sư TP. Đà Nẵng trong công tác hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Trao đổi với Đoàn khảo sát, tập thể Ban Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng mà đại diện là Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội, Ông Nguyễn Đức Sa – Phó Chủ tịch Hiệp hội báo cáo với Đoàn khảo sát về những kết quả hoạt động của Hiệp hội như việc triển khai Quy chế phối hợp với Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp thành lập, đăng ký hoạt động. Trên cơ sở Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng kiến nghị với Đoàn khảo sát tổng hợp có báo cáo với các cơ quan có liên quan về việc sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật để từ ngày 01/01/2017 có cơ sở để Hiệp hội địa phương sớm triển khai các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tới từng hội viên trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình khảo sát, ngày 5/10/2017, Đoàn khảo sát làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh TP. Đà Nẵng (VCCI), theo Bà Huỳnh Khánh Vân – Phó Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh TP. Đà Nẵng báo cáo với Đoàn khảo sát về tình hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của VCCI Đà Nẵng với hội viên trải dài trong 11 tỉnh, từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Định, 4 tỉnh Tây Nguyên và Lâm Đồng với 1200 doanh nghiệp hội viên, hàng năm, VCCI Đà Nẵng triển khai trung bình 100 tọa đàm, hội thảo, tập huấn về hỗ trợ pháp lý, lấy ý kiến doanh nghiệp, đối thoại chính sách nhằm góp phần triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những tháng đầu năm 2017, VCCI Đà Nẵng đã trực tiếp đến thăm và làm việc với hơn 50 doanh nghiệp hội viên để lắng nghe các ý kiến, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời kiến nghị với các cơ quan chính quyền địa phương tháo gỡ các khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả khảo sát từ ngày 3-5/10/2017 tại TP. Đà Nẵng, sau khi tọa đàm, phỏng vấn sâu và làm việc trực tiếp với các cơ quan có liên quan, các chuyên gia của Đoản khảo sát đã tổng hợp các số liệu, kiến nghị để cùng phối hợp với Dự án GIG hoàn thiện báo cáo để báo cáo lên Bộ Tư pháp về tình hình công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, có các kiến nghị để triển khai hiệu quả công tác này trong thời gian tới, nhất là việc triển khai cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp.

Nguồn: http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/HoatDongCuaCacDonViThuocBo&ListId=3a1800e5-1e0c-47a3-b925-83581493f9e3&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-4bd81e36adc9&ItemID=2797&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan