Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đầu tư

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Khoản 3 Điều 14 Luật đầu tư 2014 quy định: “Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế dưới đây được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

Tòa án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập”.

Vậy cho chúng tôi hỏi:

Khi nào thì áp dụng Tòa án Việt Nam, khi nào áp dụng trọng tài Việt Nam, trọng tài nước ngoài và trọng tài quốc tế?

Luật sư tư vấn: Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết cảu Tòa án được quy định như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đầu tư là một trong những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 35, 37, 39, 40 Bộ luật tố tụng dân sự thì:

  • Thẩm quyền của Tòa án theo cấp:

+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.

  • Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong các trường hợp sau đây:

+ Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

+ Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

+ Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

+ Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

+ Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

+ Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Thứ hai, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư thuộc thẩm quyền của Trọng tài

Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

“1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

2.Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3.Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.

Điều 7 Luật mẫu về trọng tài quốc tế của UNCITRAL quy định như sau:

“1. “Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.

2. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này”.

Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong hợp đồng.

Theo quy định trên thì tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.

Nếu các bên không thỏa thuận sẽ giải quyết bằng trọng tài khi xảy ra tranh chấp thì trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan