Tách Công ty cổ phần

Nội dung bài viết

Trường hợp tách Công ty cổ phần thì doanh nghiệp phải đăng ký tách công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

I. Các bước tiến hành:

1. Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của pháp luật.Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;

2. Công ty được tách tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

3. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác;

4. Việc đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp mới thực hiện đồng thời với việc bố cáo chấm dứt hoạt động doanh nghiệp cũ cũng như việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan.

II. Hồ sơ gồm:

1. Quyết định tách công ty;

2. Biên bản họp Hội đồng cổ đông về việc tách công ty;

3. Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN của công ty bị tách;

4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần của các công ty được tách.

III. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

IV. Căn cứ pháp lý:

1. Luật Doanh nghiệp 2005;

2. Nghị định 102/2010/NĐ-CỔ PHẦN ngày 01/10/2010 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;

3. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 về đăng ký kinh doanh;

4. Thông tư 14/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 04/6/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

V. Phạm vi dịch vụ của S&B Law

S&B Law có chức năng và sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý nêu trên, cụ thể bao gồm các công việc sau đây:

  • Tư vấn mọi khía cạnh pháp lý liên quan tới công việc nêu trên.
  • Soạn thảo bộ hồ sơ.
  • Thay mặt doanh nghiệp tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng cho đến khi doanh nghiệp được giấy phép.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan