Sửa đổi, bổ sung về dịch vụ trung gian thanh toán

Nội dung bài viết

Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2020.

Trải qua gần 5 năm thực hiện, Thông tư 39/2014/TT-NHNN (Thông tư số 39/2014) đã bộc lộ một số những bất cập trong việc hướng dẫn dịch vụ trung gian thanh toán. So với Thông tư cũ ngày 11 tháng 12 năm 2014, Thông tư mới (Thông tư số 23/2019/TT-NHNN) đã sửa đổi, bổ sung bốn điều chính liên quan đến: quy định về đảm bảo khả năng thanh toán; hồ sơ mở ví điện tử cá nhân; hồ sơ mở ví điện tử của tổ chức; quyền và trách nhiệm của ngân hàng.

Thứ nhất, sửa đổi quy định về đảm bảo khả năng thanh toán tại Điều 8 của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN

Điều 8 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN quy định về việc đảm bảo khả năng thanh toán gồm 2 khoản, trong đó khoản 1 chỉ yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán với những yêu cầu định mức về số dư tài khoản đảm bảo. Theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung, yêu cầu này đã được cụ thể rõ ràng hơn tại 2 khoản. Theo đó, thông tư mới quy định thêm về sự thoả thuận của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ với ngân hàng trong việc lựa chọn áp dụng các biện pháp đảm bảo, cụ thể như sau:

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.

  1. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.”

Bên cạnh đó, trong khi thông tư cũ yêu cầu tài khoản đảm bảo thanh toán chỉ được sử dụng vào hai việc là thanh toán tiền cho các đơn vị chấp nhận thanh toán và hoàn tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu, thì Thông tư mới 23/2019/TT-NHNN đã mở rộng thêm phạm vi tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử:

a) Thanh toán vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của đơn vị chấp nhận thanh toán tại ngân hàng;

  1. b) Hoàn trả tiền vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) trong trường hợp:

(i) Khách hàng rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;

(ii) Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng Ví điện tử;

(iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng;

(iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

  1. c) Thanh toán vào tài khoản thanh toán của các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong trường hợp khách hàng sử dụng Ví điện tử để thanh toán, nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  2. d) Chuyển đến các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.”

Thứ hai, sửa đổi quy định về Hồ sơ mở Ví điện tử cá nhân và Hồ sơ mở ví điện tử đối với tổ chức

Liên quan đến hoạt động cung ứng ví điện tử, Thông tư mới 23/3019/TT-NHNN đã bổ sung thêm một số quy định về điều kiện liên quan đến hồ sơ mở ví điện tử cá nhân và hồ sơ mở ví điện tử đối với tổ chức. Trong khi đó, tại Thông tư 39/2014/TT-NHNN chỉ quy định về những điều kiện được phép và không được phép trong hoạt động cung ứng ví điện tử.

  1. a) Hồ sơ mở Ví điện tử cá nhân được bổ sung như sau:

Thông tin của khách hàng mở Ví điện tử bao gồm:

Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp;

Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có).

  1. b) Hồ sơ mở Ví điện tử đối với tổ chức được bổ sung như sau:

Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại;

Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản này.

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có các quy định và điều khoản về việc đăng ký mở và sử dụng Ví điện tử và phải công khai cho khách hàng biết trước khi đăng ký mở Ví điện tử. Ngoài những nội dung quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử được bổ sung thêm những thông tin khác phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quyền và trách nhiệm của Ngân hàng

Thông tư 39/2014/TT-NHNN chỉ quy định chung về quyền và trách nhiệm của Ngân hàng tại Điều 14 mà không có sự phân tách cụ thể. Nhận thấy được sự bất cập trong điều đó, trong Thông tư mới 23/2014/TT-NHNN, quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng đã được cụ thể hơn, rõ ràng hơn với sự phân chia quyền và trách nhiệm của Ngân hàng chung, quyền và trách nhiệm của Ngân hàng hợp tác cũng như các trong từng trường hợp khác nhau:

“1. Quyền của ngân hàng:

  1. a) Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;
  2. b) Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
  3. c) Thực hiện các quyền theo hợp đồng và các thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan.
  4. Quyền của ngân hàng hợp tác:
  5. a) Yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật
  6. b) Từ chối giao dịch nếu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
  7. c) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

Ngân hàng liên kết có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cung cấp các thông tin của khách hàng để phục vụ việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết.”.

“1. Trách nhiệm của ngân hàng:

  1. a) Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
  2. b) Các nghĩa vụ theo hợp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng và các bên liên quan.
  3. Trách nhiệm của ngân hàng hợp tác:
  4. a) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;
  5. b) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  6. c) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có), tách bạch với các tài khoản thanh toán thông thường khác của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử theo đúng hợp đồng hợp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và quy định tại Thông tư này;
  7. d) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán
  8. Trường hợp ngân hàng hợp tác ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận có tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia), ngân hàng hợp tác phải:
  9. a) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán; đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết; hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;
  10. b) Trong nội dung hợp đồng giữa ngân hàng hợp tác và đơn vị chấp nhận thanh toán phải quy định cụ thể các nội dung sau:

(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;

(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;

(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào;

  1. c) Trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán trực tiếp là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán do chính mình cung ứng), ngân hàng hợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản này.
  2. Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này.
  3. Ngân hàng liên kết có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký mở Ví điện tử.”

Thông tư mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2020.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan