Muốn thành lập cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nội thất, phải tiến hành những thủ tục gì?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình ở Hà Nội. Bố mình là thợ mộc trong một doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ mất sức. Hiện tại, bố mình có 900 triệu đồng và muốn lập một cơ sở sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nội thất gia đình. Bố mình dự định nhập một số máy gia công gỗ hiện đại của nước ngoài và thuê khoảng 20 thợ. Cho mình hỏi thủ tục đăng ký kinh doanh gồm những gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì số lượng công nhân mà cơ sở sản xuất đồ gỗ của bố bạn định thuê là 20 người và số vốn bố của bạn có là 900 triệu đồng. Như vậy, bố của bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH 1 thành viên.

- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:

*Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Theo Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

  1. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này”.

*Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên:

Quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

*Về số lượng hồ sơ:

Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 78/2015/ NĐ-CP quy định:

“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp”.

Như vậy, bố của bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khi muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

*Trình tự, thủ tục:

Tại Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp có quy định về tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

+ Nộp hồ sơ:

Bố của bạn hoặc người được bố của bạn ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể trường hợp bố của bạn định mở văn phòng tại quận Long Biên, Hà Nội thì sẽ gửi hồ sơ đăng ký đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.

+ Tiếp nhận hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ cần đăng ký, trao giấy biên nhận cho người thực hiện thủ tục.

+ Xử lý hồ sơ:

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

+ Nhận kết quả:

Người thực hiện thủ tục theo thời gian ghi trên giấy biên nhận đến bộ phận trả kết quả để nhận kết quả.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan