Kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ bán quần áo thời trang thì phải nộp những loại thuế nào?

Nội dung bài viết

Mở shop quần áo có phải đóng thuế không? Kinh doanh nhỏ lẻ bán quần áo thời trang có phải đóng thuế không? Đó là những loại thuế nào? Công ty luật SBLaw sẽ giải đáp câu hỏi của bạn ngay dưới đây

Câu hỏi: Tôi ở Phú Thọ. Hiện tôi có cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà, tôi bán quần áo thời trang nữ. Doanh thu của gia đình tôi dao động ở mức 400.000đ đến 800.000đ /1 ngày. Tôi đã làm biển hiệu, nhưng chưa làm giấy đăng ký kinh doanh. Mới đây nhân viên thuế có tới yêu cầu tôi kê khai, với mức thuế hàng tháng là 1 triệu đồng/ tháng. Như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Và tôi có phải làm giấy phép kinh doanh không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, doanh thu của hộ kinh doanh bạn dao động ở mức 400.000đ đến 800.000đ /1 ngày. Mức doanh thu 1 tháng của bạn tương ứng ở mức từ 12 triệu đến 24 triệu đồng/1 tháng. Vì vậy, hộ kinh doanh của bạn phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bạn có hoạt động bán buôn, bán lẻ quần áo, vì vậy, tỉ lệ thuế GTGT của bạn là 1% và tỷ lệ thuế TNCN là 0.5%.

Với mức doanh thu từ 12 triệu đến 24 triệu/tháng thì mức thuế GTGT và TNCN của bạn dao động chỉ từ 180.000đ đến 360.000đ/tháng. Vì vậy, mức thuế là 1 triệu đồng/1 tháng là quá cao so với doanh thu của bạn.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

"Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế."

Như vậy, nếu bên bạn kê khai doanh thu với mức doanh thu chuẩn của bên bạn, cơ quan thuế sẽ khoán doanh thu cho bên bạn theo mức doanh thu thực tế của bên bạn. Trường hợp bạn không xác định được doanh thu hoặc không nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán cho bên bạn.

Căn cứ vào quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan