Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc

Nội dung bài viết

Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai mà ASEAN đàm phán Hiệp định thương mại tự do (sau Trung Quốc).

Tiến trình này được bắt đầu vào năm 2004 khi các nhà Lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc ký Tuyên bố chung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, khẳng định mong muốn thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư.

Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện (Hiệp định khung), và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý hình thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).

Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9 vào ngày 13/12/2005. Hiệp định khung này nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc trước 2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm 2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái Lan, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanma.

Thương mại hàng hóa: Hiệp định cụ thể đầu tiên được hai bên thống nhất là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG), ký kết ngày 24 tháng 8 năm 2006. Hiệp định này quy định các thỏa thuận thương mại hàng hóa ưu đãi giữa 10 Quốc gia Thành viên ASEAN và Hàn Quốc, trong đó quan trọng nhất là cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế suất đối với tất cả các dòng thuế trong một giai đoạn nhất định. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Hàn Quốc và ASEAN-5 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Xinh-ga-po) đã xóa bỏ thuế của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thường.

Các thành viên mới hơn của ASEAN là Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, sẽ có thời gian dài hơn để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Đối với Việt Nam, ít nhất 50% các dòng thuế trong Lộ trình Thông thường sẽ có thuế suất từ 0-5% trước ngày 1 tháng 1 năm 2013 và đối với Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma là trước ngày 1 tháng 1 năm 2015. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đưa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và đạt mức tự do hóa hoàn toàn vào năm 2017.

Thời hạn tương tự cho Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thái Lan, do tham gia Hiệp định AKTIG muộn hơn – năm 2007, sẽ có lộ trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thường sẽ được cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào nâm 2016 hoặc 2017.

Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định AKTIG, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng.Năm 2009, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ năm của ASEAN với tổng giá trị thương mại lên tới 74,7 tỷ đô la Mỹ.Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào ASEAN là 1,4 tỷ đô la Mỹ.

Thương mại Dịch vụ: Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN – Hàn Quốc (AKTIS) được ký ngày 21 tháng 11 năm 2007, tạo nền tảng để tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ của ASEAN và Hàn Quốc. Xây dựng trên cơ sở các cam kết theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO, trong Hiệp định AKTIS, cả ASEAN và Hàn Quốc đều cam kết sâu rộng hơn thông qua việc bổ sung các ngành/phân ngành mới như kinh doanh, xây dựng, giáo dục, dịch vụ viễn thông, môi trường, dịch vụ du lịch và dịch vụ giao thông vận tải.

Đầu tư: Hiệp định Đầu tư ASEAN – Hàn Quốc (AK-AI) được ký kết ngày 2 tháng 6 năm 2009 nhằm tạo lập một môi trường minh bạch, thuận lợi và ổn định hơn cho các nhà đầu tư và nguồn vốn từ ASEAN và Hàn Quốc. Nội dung chính của Hiệp định AK-AI tập trung vào các yếu tố bảo hộ đầu tư như điều khoản về đối xử công bằng, bảo vệ đầy đủ và an toàn cho nguồn đầu tư; chuyển giao quỹ liên quan đến nguồn đầu tư; và đền bù trong trường hợp quốc hữu hóa đối với nguồn đầu tư. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc vẫn tiếp tục thảo luận nhằm hoàn thiện các nội dung hợp tác dự kiến, trong đó có vấn đề xây dựng các cam kết mở cửa thị trường hoặc lộ trình loại bỏ các bảo lưu. Trong vòng năm năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, ASEAN và Hàn Quốc sẽ thảo luận và hoàn thành những nội dung này.

Cơ chế Giải quyết Tranh chấp: Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ASEAN – Hàn Quốc, ký ngày 13 tháng 12 năm 2005, đưa ra cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các Bên trong quá trình triển khai hoặc áp dụng các Hiệp định nói trên, kể cả Hiệp định khung.

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua, là thị trường xuất khẩu lướn thứ năm và là thị trườn nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Tố độ tăng trưởng bình quân kim nghạch thương mại song phương Việt Nam- Hàn Quốc trong hơn những năm qua là rất cao ( 2001-2010 trên 23%).

Theo đánh giá chung, khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đã đem lại những lợi ích đáng kể cho các nền kinh tế ASEAN, trong đó có Việt Nam, có thể khai thác hạn ngạch thuế quan với thủy sản, mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng đầu của ta vào Hàn Quốc. Hàn Quốc cam kết dành cho ASEAN lượng hạn nghạch thuế quan như: Tôm đông lạnh: 5000 tấn miễn thuế; Tôm tươi: 300 tấn miễn thuế; Mực nang: 2000 tấn miễn thuế; sắn: 25000 tấn với thuế suất 25%..là lợi thế cho các doanh ghiệp ASEAN và Việt Nam. Bên cạnh đó, thuế suất mà Hàn Quốc dành cho các sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, giày da, sản phẩm chế biến cũng rất thấp, góp phần tạo cơ hội xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng này. Một điểm đáng lưu ý hơn là Hàn Quốc có sự nhượng bộ trong vấn đề kiểm dịch động, thực vật (SPS), chấp nhận đưa nội dung hợp tác với các thỏa thuận công nhận lấn nhau về SPS vào phụ lục của hiệp định khung.

Bộ Tài chính vừa ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018. Ảnh: Quách Lắm/TTXVN.

Cho tới nay AKFTA đã tác động rất tích cực tới quan hệ thương mại ASEAN- Hàn Quốc. Có thể nói đây là khu vực thương mại tự do đem lại lợi ích to lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam xtes trên khía cạnh tận dụng các ưu đãi của Hiệp định.

Hiệp định AKFTA đã có một số tác động tích cực với cả hai nước.Tuy nhiên mức độ tác động với mỗi nước khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu và khả năng hấp thụ của từng nền kinh tế.

Hiệp định AKTFA cũng có những hạn chế trong việc cân bằng thương mại song phương, do bị ảnh hưởng phần lớn bởi cấu trúc kinh tế khác nhau và việc gia tăng bởi đầu tư Hàn Quốc sang Việt Nam; sự hiệu quả của các quy tắc thương mại và sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan