Đăng ký sáng chế quốc tế

Nội dung bài viết

Trong quá trình sáng tạo của mình, rất nhiều nhà sáng chế Việt Nam đã tạo ra các giải pháp kỹ thuật tiến tiến, có khả năng áp dụng công nghiệp, là đối tượng được bảo hộ sáng chế, không những tại Việt Nam mà còn có thể được bảo hộ tại các quốc gia khác trên thế giới.

Đăng ký sáng chế quốc tế

Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mới, có tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

  • Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đầu tư tích cực vào việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất lao động.
  • Nhiều thành quả đầu tư này đã được bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài.
  • Tuy nhiên, nhằm nâng cao hơn nữa việc bảo hộ sáng chế, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật mới tại nước ngoài.
  • Hiện nay, công dân và doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký sáng chế ra nước ngoài theo hình thức đơn PCT (Đăng ký sáng chế đơn quốc tế theo PCT) hoặc hình thức đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia.

SB Law với đội ngũ luật sư hiểu biết sâu sắc về sáng chế, với mạng lưới đối tác là các tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ tại 65 quốc gia trên thế giới, sẵn sàng trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký sáng chế ra quốc tế với chi phí dịch vụ hợp lý.

Hình thức đăng ký sáng chế quốc tế

Để có thể bảo hộ cho sáng chế của mình tại các quốc gia khác nhau thì chủ sở hữu sáng chế Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

1.Nộp đơn trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris.

Theo cách này, chủ sở hữu sáng chế sẽ lựa chọn nộp đơn trước tiên tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn đăng ký và bảo hộ để hưởng quyền ưu tiên của ngày nộp đơn sớm nhất (ưu tiên nộp tại Việt Nam đầu tiên), sau đó trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, tiến hành thủ tục nộp đơn tại các quốc gia còn lại.

Đơn sẽ được xử lý theo quy định riêng biệt của từng quốc gia.

2. Nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam

Đối với các quốc gia mà chủ sở hữu sáng chế(SC)cần đăng ký là thành viên của Hiệp ước sáng chế (PCT) thì ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp theo công ước Paris, chủ sở hữu SC có thể lựa chọn hình thức nộp đơn sáng chế quốc tế theo hiệp ước này.

Theo hình thức này, chủ sở hữu SC sẽ lựa chọn nộp đơn tại một trong số các quốc gia mà mình mong muốn bảo hộ sau đó tiến hành thủ tục nộp đơn sáng chế quốc tế và chỉ định vào các quốc gia còn lại.

Tiêu chí

Công ước Paris

Hiệp ước PCT

Thời hạn nộp đơn (là thời gian tính từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày cuối cùng được phép nộp đơn vào nước thành viên khác mà vẫn được hưởng ngày nộp đơn theo đơn đầu tiên.

12 tháng

Ví dụ: Nộp tại Việt Nam ngày 01/07/2013 thì hạn cuối cùng nộp tại các nước còn lại là 01/07/2014

30-31 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên

Thẩm định hình thức của đơn

Theo luật các quốc gia

Theo quy trình tiếp nhận và thẩm định đơn PCT (quy trình chi tiết được đề cập như trong Bảng dưới đây)

Quy trình tiếp nhận và thẩm định đơn PCT (trong trường hợp nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam)

Giai đoạn

Công việc

Nộp đơn quốc gia

Đơn sáng chế được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tra cứu quốc tế

Đơn có nguồn gốc Việt Nam được tra cứu tại một trong các cơ quan sở hữu trí tuệ: Áo; Úc; Nga; Hàn Quốc; Thụy Điển; Cơ quan sáng chế châu Âu

Công bố đơn

Sau khi nhận đơn PCT có nguồn gốc tại Việt Nam được công bố trên công báo của PCT (PCT Gazette)

Thẩm định sơ bộ quốc tế

Đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn PCT có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới trình độ sáng tạo, và khả năng áp dụng theo PCT hay không

Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia

Hết thời hạn từ 30-31 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, Chủ sở hữu SC cần phải tiến hành các thủ tục riêng rẽ về yêu cầu nộp đơn tại các nước cần bảo hộ. Sau đó, đơn này sẽ được xét nghiệm theo Quy định của từng nước.

Về tiêu chuẩn bảo hộ:

Để có thể bảo hộ thì một Sáng chế phải đáp ứng đủ ba yêu cầu sau:

Có tính mới

Có trình độ sáng tạo

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế

ok

ok

ok

Tài liệu, hồ sơ cần thiết để nộp đơn đăng ký Sáng chế Quốc Tế:

Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt nam được làm bằng tiếng Anh (SBLaw sẽ soạn thảo giúp chủ sở hữu SC)

  • Bản mô tả (Viết theo sự hướng dẫn của SBLaw)
  • Yêu cầu bảo hộ (Viết theo sự hướng dẫn của SBLaw)
  • Các tài liệu có liên quan(yêu cầu hưởng quyền ưu tiên….)
  • Giấy ủy quyền (Theo mẫu SBLaw soạn thảo, chủ sở hữu SC ký và chuyển lại cho SBLAW.

Phí nộp đơn đăng ký Sáng chế Quốc tế

Lưu ý: Phí nộp đơn, phí cấp bằng độc quyền Sáng chế phụ thuộc vào số lượng yêu cầu bảo hộ cũng như tùy thuộc vào từng Quốc gia riêng biệt mà có một mức phí cụ thể riêng.

Thời gian đăng ký:

SBLaw cung cấp thời gian thẩm định để cấp bằng độc quyền sáng chế ở một số quốc gia mà chủ sở hữu sáng chế có thể quan tâm.

Quốc gia Thời gian
Việt Nam 34- 36 tháng
Lào 15-20 tháng
Campuchia 34- 36 tháng
Singapore 32-40 tháng
Thái Lan 34- 36 tháng
Myanmar 6-8 tháng
Malaysia 34- 37 tháng
Indonesia 40- 44 tháng
Philippines 31- 36 tháng
Brunei 32- 36 tháng
Mỹ 34-36 tháng
Nhật Bản 36-44 tháng

SBLAW, là một công ty về sở hữu trí tuệ, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các nhà sáng chế Việt Nam. Chúng tôi tổng kết về quy trình bảo hộ sáng chế Việt Nam tại nước ngoài như trên. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan