Công văn bảo lãnh tạm trú cho người nước ngoài là gì?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trong Chương trình Luật sư Tháng 5 về Công văn bảo lãnh tạm trú cho người nước ngoài. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Câu hỏi: Đối với trường hợp người nước ngoài muốn nhập cảnh, tạm trú tại Việt Nam thì một yêu cầu bắt buộc là phải có Công văn bảo lãnh tạm trú tại Việt Nam. Vậy Công văn bảo lãnh tạm trú cho người nước ngoài là gì và thủ tục xin cấp công văn này như thế nào?

Trả lời:

Các văn bản pháp lý quy định về việc xin công văn bảo lãnh cho người nước ngoài tạm trú vào Việt Nam với mục đích lao động, thương mại, đầu tư:

-Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

-Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về bieyr mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài.

Thứ nhất, Công văn bảo lãnh cho người nước ngoài tạm trú là gì?

Công văn bảo lãnh cho người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam là một văn bản pháp lý do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an Việt Nam ban hành nhằm chấp thuận người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, khi được cấp công văn này, người nước ngoài được phép dán thị thực nhập cảnh, tạm trú tại Việt Nam với nhiều mục đích như: du lịch, công tác, thăm thân, …

Cụ thể, nội dung công văn bảo lãnh cho người nước ngoài tạm trú bao gồm:

– Thông vin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh

– Thông tin cá nhân của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tạm trú

– Thời gian nhập cảnh và lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Mẫu công văn bão lãnh tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Để có được công văn bảo lãnh tạm trú tại Việt Nam thì người nước ngoài muốn nhập cảnh, tạm trú tại Việt Nam phải được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh và gửi đơn xin bảo lãnh tạm trú cho người nước ngoài đến Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an xét duyệt.

Thứ hai, thủ tục xin công văn bảo lãnh cho người ngoài tạm trú tại Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người bảo lãnh điền thông tin vào các mẫu tờ khai trong đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.

Lưu ý: Đối với trường hợp xin thị thực Việt Nam từ trên 3 tháng trở lên yêu cầu phải có Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động với người nước ngoài là người lao động, …

Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn

Cá nhân hoặc nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. (Lưu ý người đi nộp phải mang giấy giới thiệu của doanh nghiệp, CMND).

Nếu là ở miền Bắc thì nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội, miền Trung nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Đà Nẵng và miền Nam nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp xin nhận thị thực tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức phải đóng lệ phí Fax tại quầy làm thủ tục.

Bước 3: Nhận kết quả

Thời gian xét duyệt sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có đơn xin bảo lãnh tạm trú cho người nước ngoài. Trong công văn Cục quản xuất nhập cảnh có ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.

Bước 4: Thông báo cho người nước ngoài

Khi có kết quả duyệt nhập cảnh thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh thông báo và chuyển công văn cho người nước ngoài (có thể gửi thông qua bản chụp email, fax, hoặc chuyển phát nhanh) để người nước ngoài làm tiếp thủ tục nhận thị thực.

Bước 5

– Nhận thị thực và đóng lệ phí:

Tại nơi nhận thị thực người xin cấp công văn bảo lãnh cho người nước ngoài tạm trú điền và nộp Mẫu NA1 có dán ảnh 3cmx4cm + Hộ chiếu gốc + Bản copy của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh + Lệ phí xin cấp thị thực (Tại phòng nhận thị thực bảng lệ phí xin cấp thị thực được niêm yết công khai).

Lưu ý: Người nước ngoài cần đọc nội dung của công văn nhập cảnh xem nơi nhận thị thực là ở đâu? Thông thường người nước ngoài nhận visa thị thực tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (Ví dụ như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng ….)

Trường hợp nhận visa tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán thì người nước ngoài phải trực tiếp mang hồ sơ của mình đến nộp và phải chờ đợi thông thường không quá 5 ngày để nhận được thị thực từ Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.

Trường hợp nhận visa thị thực tại sân bay hoặc tại cửa khẩu đường bộ thì người nước ngoài làm thủ tục ngay tại quầy làm thủ tục visa khi nhập cảnh vào Việt Nam, thời gian chờ đợi thông thường khoảng 20 phút hoặc lâu hơn tùy vào từng thời điểm lượng khách làm thủ tục ít hay nhiều.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan