Công ty chậm nộp thuế 3 tháng, có bị cưỡng chế nợ thuế không?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Công ty tôi có trụ sở ở Hà Nội. Công ty tôi chậm nộp thuế đã 1 tháng. Nhưng vì một số lý do về tài chính nên công ty tôi chưa thể nộp ngay được. Liệu trong nửa tháng tới công ty tôi mới có thể hoàn thành được thủ tục nộp thuế này, vậy khoảng nửa tháng nữa công ty tôi có bị cưỡng chế nợ thuế không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Nộp thuế là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mọi công dân cũng như tổ chức cá nhân doanh nghiệp kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Đến thời hạn nộp thuế, những tổ chức, cá nhân trên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu quá thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế nợ thuế đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định.

Những trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế được quy định tại Điều 2 Thông tư số 215/2013/TT-BTC Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể như sau:

– Đối với người nộp thuế

+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 (mười) ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

– Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

– Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, đối với công ty của bạn chậm nộp thuế đã 1 tháng và khoảng nửa tháng tới mới có thể hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế này, theo quy định nêu trên, nếu công ty của bạn nộp thuế trước 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định thì sẽ không bị cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định nêu trên.

– Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:

+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

+ Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan