Cá nhân nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam không?

Nội dung bài viết

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, kể từ năm 2009, nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch của Quốc gia thành viên của WTO có thể thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện quyền xuất nhập khẩu và kinh doanh phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo chính sách chung hiện nay, Chính phủ Việt Nam giữ một quan điểm tương đối thận trọng đối với việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các Nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh bán buôn bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam.

Theo kinh nghiệm của các luật sư S&B Law, chỉ có những nhà đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tương ứng ở nước ngoài mới được ưu tiên xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối tại Việt Nam. Do vậy, việc thành lập Công ty FDI dưới tên một cá nhân làm chủ sở hữu sẽ khó khăn hơn, chủ đầu tư phải chứng minh về năng lực và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực tương ứng tại nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thời gian để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho việc thành lập công ty FDI là từ 30 đến 45 ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian cấp phép có thể dài hơn, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành tham vấn và xin ý kiến chấp thuận của các Bộ ngành liên quan như Bộ công thương, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính v.v.

Trong trường hợp nhà đầu tư dự kiến hoạt động kinh doanh phân phối các sản phẩm liên quan đến y tế hoặc sức khỏe con người, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương còn có thể phải xin ý kiến chấp thuận của Bộ y tế.

Kinh doanh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, cơ quan cấp phép cũng xin ý kiến thẩm tra của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,

Kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông, cơ quan cấp phép cũng xin ý kiến thẩm tra từ Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc S&B Law

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan