Theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, việc thành lập Công ty mới sẽ yêu cầu Giấy chứng nhận đầu tư tương đương với giấy chứng nhận thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp phép- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Quy định về dự án đầu tư.
Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài cần đề xuất một dự án đầu tư.
Dự án đầu tư được hiểu là “ một tập hợp những đề xuất góp vốntrung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ đánh giá tính hợp pháp và khả thi của dự án đầu tư đó để quyết định xem có cấp Giấy chứng nhận đầu tư hay không.
2. Ngành nghề kinh doanh của công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
Lưu ý rằng, khác với rất nhiều nước khác, một công ty ở Việt Nam chỉ được cho phép tiến hành các hoạt động kinh doanh được định nghĩa cụ thể và được thể hiện trong một danh sách những hoạt động kinh doanh được gọi là “ngành nghề kinh doanh”.
Nhìn chung, đối với công ty đầu tư nước ngoài, ngành nghề kinh doanh được cho phép phải được gắn chặt với những ngành nghề được cho là cần thiết cho những dự án đầu tư cụ thể ở Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh sẽ là yếu tố quyết định trong khả năng thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
Ví dụ, với những ngành nghề kinh doanh được phân loại thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện như truyền hình và phát sóng, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hóa, vận tải và cảng/hàng không, kinh doanh bất động sản, nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối, đào mỏ, bưu điện và viễn thông, giáo dục và đào tạo, bệnh viện và phòng khám, thuốc lá, ngân hàng và tài chính… nhà đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể để đảm bảo cho sự thành công của dự án đầu tư.
Thực hiện quyền kinh doanh phân phối theo luật Việt Nam được xem xét là lĩnh vực đầu tư có điều kiện yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ nghiêm ngặt với những yêu cầu cụ thể áp dụng bởi cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, để đạt được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập Công ty mới phải là công ty được thành lập và hoạt động ở nước là thành viên của WTO. Công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối ở nước gốc sẽ được ưu tiên cao.
+ Các sản phẩm kinh doanh không bị liệt vào những hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc kinh doanh, ví dụ như vũ khí quân dụng, ma túy…
3. Quy định về vốn đầu tư của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, ngoại trừ đối với một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện như bất động sản, tài chính và ngân hàng, giáo dục và đào tạo, không có yêu cầu về số vốn đầu tư tối thiểu.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài phải có đủ năng lực tài chính đề đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Vốn đầu tư thể hiện ở trong Giấy chứng nhận đầu tư sẽ bao gồm vốn tự có và vốn vay, trong đó, vốn tự có phải chiếm ít nhất 20% tổng vốn đầu tư.
Hơn nữa, cũng cần lưu ý là nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn theo lịch trình được nêu trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo đó, thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải góp đủ vốn đầu tư trong thời hạn tối đa là 36 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thực tế, thông thường, nhà đầu tư phải đóng góp ít nhất 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án (không phải là vốn vay).
Trong trường hợp công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần được yêu cầu phải cùng nhau góp ít nhất 20% số cổ phiếu phổ thông chào bán ra công chúng.
Liên quan đến ngành nghề thực hiện quyền kinh doanh phân phối, theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, vốn điều lệ nên ít nhất là 150.000USD (Một trăm năm mươi nghìn Đôla Mỹ).
4. Mời Quý vị xem thêm phần tư vấn của luật sư SBLAW về mở doanh nghiệp trong chương trình Nhịp cầu Netivet – VTC10.
5. Năng lực của các luật sư SBLaw trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
SB Law tự hào vì đã hỗ trợ một số lượng lớn khách hàng trong việc đàm phán, xin cấp phép và các thủ tục sau cấp phép cho việc thành lập và vận hành công việc kinh doanh ở Việt Nam. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là khách hàng của SB Law như LG Electronic, ICBC, IBM, Nippon Steel etc.

Dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài bao gồm những hỗ trợ về nghiên cứu thị trường, lượng hóa những lợi ích và rủi ro liên quan đến chính sách đầu tư của chính phủ, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập các chi nhánh và và văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, mở rộng kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, xin giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầut tư cho nhà đầu tư ở Việt Nam hoặc ở các nước khác.
Trong rất nhiều trường hợp, năng lực của chúng tôi trong việc trao đổi, làm việc với cộng đồng địa phương và những kinh nghiệm của luật sư đã làm cho các cơ quan có thẩm quyền địa phương và đối tác cảm thấy thoải mái hơn trong việc đạt thỏa thuận, giải quyết những vướng mắc và đã đóng góp vào sự thành công của công việc kinh doanh của khách hàng. .
6. Phạm vi dịch vụ của SBLaw trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài bao gồm:
Mô tả phạm vi dịch vụ |
1. Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :Thông báo cho Quý Công ty các tài liệu cần thiết; Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ đơn; Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu; Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng; Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền; Dịch các tài liệu sang tiếng việt. |
2. Thủ tục cấp phép:Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép; Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền; Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ khách hàng trong việc cấp giấy phép đầu tư. |
3. Thủ tục sau cấp phép:
Thông báo về việc thành lập Công ty đầu tư nước ngoài trên báo và tạp chí |