Hợp đồng thương mại quốc tế là thỏa thuận giữa các đối tác, doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau trong một giao dịch quốc tế.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên có tranh chấp về quá trình thực hiện hợp đồng, về giá cả, chất lượng hàng hóa thì có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng thương mại quốc tế là quan hệ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và cho phép các bên tranh chấp tự thỏa thuận về việc chọn luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng đó.
Bên cạnh đó, đối với tranh chấp của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể có nhiều cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau tại các nước khác nhau có cùng thẩm quyền giải quyết vụ án.
Nếu các bên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam thì theo nguyên tắc Tư pháp quốc tế của Việt Nam, Tòa án Việt Nam sẽ chỉ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp đó.
Cũng theo quy định tại Điều 319 Luật thương mại, thì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai (02) năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Trong trường hợp doanh nghiệp (khách hàng) đang có nhu cầu được một công ty tư vấn luật tư vấn và hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế với đối tác tại Tòa án, SBLaw có đủ năng lực để cung cấp cho Quý Công ty dịch vụ tư vấn và hỗ trợ trợ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhiệm vụ của luật sư SBLaw bao gồm:
– Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan để đưa ra Ý kiến pháp lý và Đề xuất phương án giải quyết đối với vụ việc;
– Cử Luật sư tham gia cùng người đại diện của Khách hàng hoặc thay mặt với tư cách là đại diện theo ủy quyền của Khách hàng trong các buổi làm việc, đàm phán, thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp nêu trên với các bên liên quan (Nếu Khách hàng có yêu cầu);
– Soạn thảo mọi văn bản cần thiết trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, từ khi bắt đầu tố tụng cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm (theo yêu cầu cụ thể của Khách hàng hoặc theo đề xuất của S&B Law trong các tình huống phát sinh cần thiết).
– Cử Luật sư tham gia cùng người đại diện của Khách hàng hoặc thay mặt với tư cách là đại diện theo ủy quyền của Khách hàng tại các buổi lấy lời khai hoặc hòa giải tại Tòa án giữa Khách hàng và phía đối tác, dưới sự chủ trì hòa giải của Tòa án;
– Cử Luật sư có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng;
– Luật sư của SBLaw có thể tham gia với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng hoặc Người đại diện theo uỷ quyền của Khách hàng, tuỳ thuộc vào nhu cầu của Khách hàng.
>> Xem thêm: Tư vấn hợp đồng quốc tế
Mời Các bạn xem thêm nội dung tư vấn của luật sư Nguyễn Thanh Hà trên truyền hình: