Giá trị pháp lý của hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hoá

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Chúng tôi là một công ty FDI từ Nhật Bản. Chúng tôi muốn hỏi SBLAW một số thông tin về hợp đồng nguyên tắc như sau:

  • Giá trị pháp lý của hợp đồng nguyên tắc tới đâu?
  • Nếu là một hợp đồng nguyên tắc về mua bán hàng hóa. Sau khi ký hợp đồng này, mỗi lần có phát sinh giao dịch thì hai bên xác nhận với nhau thông qua đơn đặt hàng và báo giá cho từng lần phát sinh thì có ổn không?
  • Nếu dùng tiêu đề của hợp đồng là “ Thỏa thuận kinh tế - Business agreement” thay vì “ Hợp đồng nguyên tắc – Principal contract” thì có được không?

Luật sư SBLAW trả lời: Về vấn đề doanh nghiệp hỏi, luật sư trả lời như sau:

  1. Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý như các loại hợp đồng và văn bản thỏa thuận khác sau khi đã được ký hợp lệ.
  1. Thông thường, hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán hàng hóa thường chỉ thiết lập các quy định khung tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện trong quá trình giao dịch mua bán thực tế như quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa, cách tính giá sản phẩm, trách nhiệm bảo hành, điều kiện đổi trả hàng..v.v. Những điều kiện này thường không thay đổi trong suốt thời gian hợp tác giữa Bên Mua và Bên Bán. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ thể, tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường, nhu cầu và khả năng của Bên Mua và Bên Bán, các Bên vẫn thường có Đơn đặt hàng để xác nhận số lượng hàng cần mua, giá bán, thời gian và địa điểm giao hàng. Phương thức này được áp dụng khá phổ biến trong giao dịch mua bán hàng hóa, đặc biệt là giữa các đối tác có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Hình thức này, trên phương diện pháp lý, chúng tôi đánh giá là phù hợp với quy định của pháp luật.
  1. Tiêu đề của hợp đồng là "Thỏa thuận kinh tế - Business Agreement" thay vì là "Hợp đồng nguyên tắc - Principal Contract" hoàn toàn không ảnh hưởng gì về mặt pháp lý.

Mời các bạn xem thêm phần tư vấn hợp đồng của luật sư SBLAW trên truyền hình:

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan