Vụ VTV bị khóa kênh trên Youtube: Luật sư khuyên VTV và ông Bùi Minh Tuấn “nên ngồi lại với nhau“

Nội dung bài viết

Vụ VTV bị khóa kênh trên Youtube: Luật sư khuyên VTV và ông Bùi Minh Tuấn “nên ngồi lại với nhau“

Việc một kênh của VTV bị khóa trên Youtube do vi phạm bản quyền video "Vietnam qua góc nhìn flycam" vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận. Thạc sĩ - Luật sư Phạm Duy Khương nói gì về vấn đề này:

Trong vụ lùm xùm bản quyền giữa VTV và ông Bùi Minh Tuấn, tôi nghĩ hai bên nên bước đến một thoả thuận, không phải vì lợi ích của VTV, không hẳn vì lợi ích của ông Bùi Minh Tuấn mà vì lợi ích của khán giả.

 

Nên giải quyết trên tinh thần đối thoại

Xét cho cùng VTV cũng là một đài truyền hình quốc gia. Những vụ việc như này thường được các tổ chức về về sở hữu trí tuệ quốc tế, các đối tác quốc tế để mắt và lưu vết. Một phán quyết chưa phải từ Cơ quan có thẩm quyền như Toà hoặc Thanh Tra Bộ VHTTDL có thể chỉ là dư luận nhưng một phán quyết chính thức từ Toà có thể là một bằng chứng pháp lý mà sẽ được một bên thứ ba khác sử dụng vào mục đích mà họ muốn.

TPP đang đến gần, trong đó có các quy định rất chặt về sở hữu trí tuệ. Theo đó, các bên trong hợp tác không được vi phạm về sở hữu trí tuệ. Quy định này được Mỹ đang áp dụng khi yêu cầu các công ty của Mỹ không được hợp tác với đối tác đang có lợi thế cạnh tranh từ việc vi phạm bản quyền. Ai biết đâu, trong tương lai VTV sẽ phải tham gia duyệt hồ sơ để phát một chương trình nào đó nhằm phục vụ lợi ích khán giả Việt Nam. Nếu như vậy, những lưu vết như thế này sẽ là một trở ngại. Khán giả như vậy vô tình cũng bị ảnh hưởng

Thạc sĩ - Luật sư Phạm Duy Khương - Giám đốc công ty luật sở hữu trí tuệ SB LAW.

Chính vì nắm được nguyên tắc nêu trên nên nhìn chung xu thế xử lý vi phạm mà các bên vi phạm và bên nắm quyền thường hướng đến đối thoại hơn là đối đầu. Nhất là trong môi trường như ở Việt Nam khi các đơn vị nắm quyền xác định được rằng nhận thức về bản quyền mới chỉ là bắt đầu. Và thường là kết quả thường là các bên trở thành đối tác của nhau.

Vậy cần phải làm gì?

Thông thường các tranh chấp chuẩn mực để tránh những phát ngôn nóng đến tai trực tiếp hai bên thì thường được phát ngôn qua người đại diện hoặc luật sư. Khi có sự trợ giúp như vậy, mức sợ ở mức chuẩn mực và cái nóng được kiểm soát.

Lưu ý trong đàm phán. Tôi gọi là đàm phán vì dù sẽ có bên mạnh và bên yếu nhưng đã đồng ý ngồi lại với nhau thì nên có sự tôn trọng nhau về vị trí, mục đích là để trao đổi, thoả thuận thay vì mục đích đấu tố. Nếu đấu tố thì gặp làm gì, mang luôn ra toà cho nó tiện. Mà nếu đã là trao đổi thì yếu tố bí mật thông tin trong trao đổi là yêu cầu bắt buộc. Đây là điều dễ hiểu vì sao VTV không tham gia cuộc đàm phán với ông Tuấn khi mà yêu cầu bảo mật thông tin không đạt được.

Nếu như để ý kỹ thì việc xin phép quay hay ghi âm buổi nói chuyện nên có sự thông báo trước và chấp thuận từ các bên. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu một phần lý do của anh Tuấn đưa ra. Nó cũng nhằm trong thông lệ thông thường của các bên trong những vụ vi phạm bản quyền như thế này: dựa trên lợi thế của mình đưa ra yêu cầu cao nhất và khó nhất. Cũng như bên vi phạm (được cho là VTV vi phạm) sẽ đưa ra mức đáp ứng tối thiểu nhất. Từ đó, hai bên xác định giới hạn để cùng nhau tiến về một điểm mà hai bên có thể chấp nhận được. Tôi nghĩ trong trường hợp này việc VTV bước đầu thừa nhận lỗi và ra văn bản xin lỗi tác giả là một điểm đáng hoan nghênh. Và Anh Tuấn như tôi đã phân tích ở trên không nhất thiết vì lợi ích của VTV mà hãy vì lợi ích của khán giả xem truyền hình cũng một phần điều chỉnh lại mục tiêu của mình trong ngưỡng tối đa mà VTV có thể chấp nhận được mà không cần ra toà. Theo đó, tôi nghĩ điểm dịch chuyển tiếp đến trong yêu cầu của anh Tuấn nên là một yêu cầu công bố, cải chính trên kênh truyền thông đại chúng (Kênh của VTV) ở một khung giờ mà VTV cho là phù hợp với khả năng của họ là điểm thoả thuận hợp lý.

Ở giai đoạn chuyển giao nhận thức về bản quyền như hiện nay, luật cũng như rất nhiều bên có quyền bị vi phạm tại Việt Nam thường hướng đến việc nâng cao nhận thức, bắt tay thay thì đối đầu. Xét vụ việc này tôi nghĩ nhận thức của người đọc, đặc biệt là VTV đã phần nào đạt được. Vì vậy, hai bên nên ngồi lại với nhau, không nên phát ngôn khi cái đầu đang nóng, hãy phát ngôn qua một bên trung gian. Bởi những cái đầu nóng trong trường hợp này thường làm hỏng việc hơn là đạt được kết quả mà hai bên mong muốn.

Nguồn: http://laodong.com.vn/van-hoa/vu-vtv-bi-khoa-kenh-tren-youtube-luat-su-khuyen-vtv-va-ong-bui-minh-tuan-nen-ngoi-lai-voi-nhau-526511.bld

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan