Việt Nam và các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs)

Nội dung bài viết

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, 4 Hiệp định đang trong vòng đàm phán và 1 Hiệp định đang trong quá trình xem xét (số liệu tính đến tháng 01/2016).

1. FTA – Free Trade Agreement hay Hiệp định Thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàm phán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu; hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa theo lộ trình chung hướng tới cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia tham gia Hiệp định, nhằm tiến tới xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.

2. FTA bao gồm 04 loại là:

– FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia;

– FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau;

– FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực;

– FTA giữa một quốc gia với một tổ chức.

3. Nội dung chính trong các FTA:

Với mục đích xây dựng một thỏa thuận chung cho các nước thành viên của FTA tự nguyện cắt giảm và được tiếp nhận các ưu đãi về thuế, lệ phí và hạn ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu nên thông thường Hiệp định Thương mại hàng hóa sẽ bao gồm 04 nội dung chính sau:

– Một là, nội dung về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan;

– Hai là, đưa ra danh mục mặt hàng, lĩnh vực được cắt giảm thuế quan;

– Ba là, lộ trình cắt giảm thuế quan;

– Bốn là, các quy định về quy tắc xuất xứ của hàng hóa.

4. Thống kê 13 Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết:

STT

Tên FTA

Nội dung nổi bật

1

ASEAN – AEC

Gồm 03 Hiệp định quan

trọng:

1.1 Hiệp

định khung

ASEAN về

dịch vụ

(AFAS)

– Mục đích của Hiệp định là thúc đẩy hợp tác trong nội bộ khu vực ASEAN, hướng tới các mục tiêu:

+ Xóa bỏ rào càn thương mại;

+ Đẩy mạnh hợp tác đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ;

– Từ thời điểm ký kết AFAS (từ năm 1995) đến nay, có 9 gói cam kết, lần lượt được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2015.

– Các cam kết về tự do hóa thương mại bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa, giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch.

1.1.Hiệp

định Đầu tư

toàn diện

(ACIA)

– Hiệp định được ký kết vào ngày 26/02/2009 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/3/2015.

– Hiệp định ưu tiên và chú trọng tới các vấn đề về ưu đãi đầu tư (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp), không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài trong nội khối ASEAN

– Nghị định có 04 nội dung chính là:

+ tự do hóa đầu tư;

+ bảo hộ đầu tư;

+ thuận lợi hóa đầu tư;

+ Xúc tiến đầu tư.

1.2.Hiệp

định Thương

mại hàng hóa

ASEAN (ATIGA)

– Hiệp định được ký kết ngày 26/02/2009 có hiệu lực từ ngày 17/5/2010.

– ATIGA điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.

– Hiệp định bao gồm các mục tiêu chính như:

+ Xóa bỏ hàng rào thuế quan

+ Xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh, kiểm dịch…

+ Xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.

 

2

05 FTA giữa

ASEAN với

các đối tác

2.1 Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc

(ACFTA)

– Hiệp định được ký kết ngày 29/11/2004 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2005.

– Hiệp định thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc tạo ra một đối tác chặt chẽ giữa các Bên, và cơ chế quan trọng về tăng cường hợp tác và góp phần vào sự ổn định kinh tế ở Đông á. vai trò quan trọng và đóng góp của khu vực kinh doanh trong việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa Các Bên, nhu cầu xúc tiến và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hợp tác và tận dụng những cơ hội thương mại lớn hơn có được từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

– Nội dung của hiệp định bao gồm:

+Việc thiết lập Khu vực thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc.

+ Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc.

+ Lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàng.

+ Cam kết trong lĩnh vwucj thương mại và dịch vụ.

2.2 Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Nhật Bản

( AJCEP)

– ASEAN và Nhật Bản bắt đầu khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) vào năm 2003 và kết thúc đàm phán vào năm 2008.

– Việt Nam cùng với các nước ASEAN 6 đã tiến hành đàm phán với Nhật Bản trong cả hai khuôn khổ: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA)

– Nội dung của hiệp định bao gồm:

– Tiến tới thành lập một khu vực thương mại tự do với ASEAN với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất chung của Nhật Bản, tạo chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các nước ASEAN.

– Tiến hành đàm phán để đạt được lợi ích ở từng lĩnh vực cụ thể.

– Tự do hoá 90% kim ngạch trong vòng 10 năm (kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2006).

– Nhật Bản loại trừ các mặt hàng tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp.

2.3.Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc – Hiệp định được ký kết vào ngày 13/12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia

– Đây là hiệp định quan trọng điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Hàn Quốc, đặc biệt là việc thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc vào năm 2010 (AKFTA). Lịch trình cắt giảm và loại bỏ thuế quan được thực hiện theo lộ trình thông thường và lộ trình nhạy cảm.

 

2.4.Hiệp định

thương mại tự do

ASEAN- Ấn Độ

– Hiệp định được ký kết ngày 8/10/2003 do sự bất đồng quá lớn giữa quan điểm của hai bên về cách tiếp cận đàm phán. Phải sau gần 6 năm, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN- Ấn Độ về cơ bản mới kết thúc đàm phán để hướng tới ký kết nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 8/2009 tại Thái Lan.

– Hiệp định quy định mô hình giảm thuế của các nước được chia thành hai loại danh mục hàng hoá: Các mặt hàng xoá bỏ thuế và các mặt hàng nhạy cảm.

2.5. Hiệp định

thương mại tự do

ASEAN-Úc- New Zealand (ANZFTA )

– Hiệp định đã được ký kết vào tháng 2/2009

– Nội dung của hiệp định bao gồm:

+ Lộ trình giảm thuế trong các danh mục thông thường.

+Cam kết trong thương mại dịch vụ

+ Cam kết trong đầu tư

+ Cam kết trong lĩnh vực lao động

3

03 FTA song phương:
3.1 Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản.

(VJEPA)

– Hai bên đã ký kết Hiệp định VJEPA vào ngày

25/12/2008, hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/10/2009

– Đây là Hiệp Định thương mại tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết. Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định VJEPA đã bắt đầu ngay khi hiệp định có hiệu lực Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% tập trung vào các năm 2019 và năm 2025. Về diện mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Đồng thời hai bên cam kết tự do hóa kim nghạch thương mại.

3.2 Hiệp định

thương mại tự

do Việt Nam-

Chi lê

– Ngày 11-11-2011, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chile đã được ký kết. chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.

– Hiệp định chỉ trong lĩnh vực hàng hóa, nội dung hiệp định quy định: quy định về một số dòng thuế và kim nghạch sẽ được xóa bỏ thuế, giảm thuế trong khoảng thời gian nhất định

4.

03 Hiệp định thương mại đa phương
4.1. Hiệp định

Thương mại

tự do

Việt Nam –

Liên minh

Kinh tế Á- Âu (EEUV-FTA)

– Hiệp định được ký kết vào ngày 29/5/2015. bởi Việt Nam và 5 nước thành viên của lien minh kinh tế Á- Âu.

– Hiệp định bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện SPS và TBT, công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế

– Nội dung của Hiệp Định bao gồm:

+ Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng

+ Danh mục một số mặt hàng cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

 

4.2.Hiệp định

Thương mại

tự do Việt

Nam và

Liên Minh

ChâuÂu (EVFTA)

– Ngày 26/6/2012,chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA au 14 phiên đàm phán chính thức trong vòng 3 năm, ngày 4/8/2015.

– Các nội dung chính của đàm phán bao gồm: hàng hóa, dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan, SPS, TBT, đầu tư, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, doanh nhiệp nhà nước, giải quyết tranh chấp, sở hữu trí tuệ và phát triển bền vững

4.3.Hiệp định

thương mại

TPP

– Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thông qua

– Hiệp định đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp vừa và nhỏ vv…

– Nội dung của hiệp định bao gồm:

+ Đề cập đến các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ đầu tư..

+thương mại điện tử

+Tiếp cận thị trường một cách toàn diện

+ Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết

+ Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại

+ Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại

5. Đánh giá Cơ Hội và Thách thức của Việt Nam khi ký kết các hiệp định FTA:

Về cơ hội, việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu,cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn. Bởi phần lớn các rào cản và điều kiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan (hầu hết về 0% hoặc dưới 5%)đã mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng sáng lạn cho nhiều ngành sản xuất hàng hóa của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động trong các Công ty có hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, các rào cản về thủ tục pháp lý đồng thời cũng được giảm thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện để Doanh nghiệp bước ra thị trường quốc tế.Ngoài ra, khi gia nhập và ký kết vào các Hiệp định về thương mại hàng hóa kể trên, Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường (đặc biệt đối với đầu tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước nhà tốt hơn.

Việt Nam được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng, thu hút được các lao động trí thức, có tay nghề cao từ nước ngoài tới Việt Nam làm việc, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp thu với khoa học công nghệ – kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển. Nói cách khác, nhờ tham gia các FTA mà doanh nghiệp có thêm cơ hội tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác từ nước ngoài để phát triển. Lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn là tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, khi tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều những khó khăn, thách thức như:

Một là, khi thị trường mở rộng, các công ty của nước ngoài cũng sẽ có những cơ hội thuận lợi để thâm nhập thị trường trong nước. Đặt trên cán cân, rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế nguồn lực như vốn, trình độ sản xuất và quản lý, kinh nghiệm thương trường lớn mạnh hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, dễ bị cạnh tranh, khó phát triển.

Hai là, về vấn đề rào cản kỹ thuật và yêu cầu về xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt. Đối với các FTA Việt Nam mới ký kết, gia nhập gần đây thì các quy tắc xuất xứ đều theo xu hướng là gia tăng giá trị tại Việt Nam trong khu vực các nước tham gia FTA. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu về nước để gia công hàng xuất khẩu, cho nên nếu không chuyển vùng nguyên liệu từ nhập khẩu sang trong nước cung cấp, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng các ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam có thể bị mắc ở rào cản về các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Việc quy định các tiêu chuẩn này thuộc quyền của nước nhập khẩu, do vậy khó lòng ngăn cản nước nhập khẩu lạm dụng các quy định về tiêu chuẩn này để làm rào cản ngăn hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường nước họ.

Ba là, ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên chí phí của nền kinh tế sẽ còn cao so với các quốc gia khác. Trước mắt, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải vượt qua những trở ngại về chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng quản trị quốc gia của Chính phủ, về môi trường cạnh tranh quốc gia và một số vấn đề an sinh xã hội…

Bài viết có tham khảo các thông tin từ website: http://www.trungtamwto.vn/

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan