Tư vấn về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Trong trường hợp công ty liên doanh rút bớt ngành nghề kinh doanh vận tải, cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt, công ty cần phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải không? Thủ tục cần thực hiện thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trong trường hợp công ty liên doanh rút bớt ngành nghề kinh doanh vận tải thì được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ theo khoản 1 điều 44 Bộ luật lao động – cụ thể là thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động (Điểm a, Khoản 1, Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

Trong trường hợp này, công ty phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 – Bộ luật lao động. Phương án sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở của công ty. Sau đó, bên chị phải thông báo trước cho Sở lao động thương binh xã hội 30 ngày (Khoản 3, Điều 44 Bộ luật lao động). Hết 30 ngày, nếu không có ý kiến phản đối từ phía Sở lao động thương binh xã hội thì công ty liên doanh tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Khi tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này, bên chị có nghĩa vụ phải báo trước cho người lao động (45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, 30 ngày đối với loại hợp đồng có xác định thời hạn, 03 ngày làm việc đối với loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng) – Khoản 2 điều 38 Bộ luật lao động.

Khi tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ thì Công ty có nghĩa vụ trả trợ cấp mất việc làm cho những người lao động đã làm việc thường xuyên cho công ty từ 12 tháng trở lên. Tiền trợ cấp mất việc làm là một tháng lương cho mỗi năm làm việc và tổng tiền trợ cấp mất việc làm tối thiểu phải là 2 tháng lương. Thời gian tính năm làm việc để trả trợ cấp mất việc làm không bao gồm thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc thời gian đã trả trợ cấp thôi việc (Khoản 2 Điều 49 Bộ luật lao động).

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan