Tư vấn địa ốc

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã tư vấn về tình huống đã đặt cọc tiền nhưng không đủ điều kiện để tách thửa trên Việt Báo. Dưới đây là nội dung chi tiết:

(ĐTCK) Gia đình tôi mua 1 mảnh đất có diện tích 85 m2 (mảnh đất tách ra từ mảnh đất 160 m2), đã đặt cọc 30 triệu đồng cho người bán. Sau đó, 2 bên phòng công chứng làm hợp đồng mua bán và gia đình tôi chuyển thêm 350 triệu đồng cho người bán, còn nợ 40 triệu đồng, sẽ thanh toán sau khi nhận được sổ đỏ. Tuy nhiên, khi bên đo đạc xuống đo mảnh đất, thì cho biết, mảnh đất không đủ điều kiện để tách sổ. Xin hỏi, trong trường hợp này, thì giải quyết ra sao?

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì gia đình bạn đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người bán (hợp đồng đã được công chứng tại văn phòng công chứng), do đó, gia đình bạn có đủ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất này theo quy định tại Điều 100, Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, trong trường hợp phần đất mà gia đình bạn mua không đủ điều kiện tách thửa theo quy định về hạn mức tách thửa của UBND tỉnh nơi có đất, thì có thể thực hiện những hình thức như sau:

Thứ nhất, có thể hợp thửa với một thửa đất khác

Bên cạnh hình thức đứng tên đồng sở hữu quyền sử dụng đất, bạn cũng có thể thực hiện hợp thửa phần đất bạn mua vào một thửa đất liền kề khác để đảm bảo diện tích bằng hoặc lớn hơn hạn mức tách thửa theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới”.

Thứ hai, có thể lựa chọn hình thức đứng tên đồng sở hữu

Căn cứ theo quy định tại Điều 98, Luật Đất đai 2013, một thửa đất có thể có nhiều người cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, trong trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng, thì phải ghi đầy đủ tên của những người này trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp cho mỗi người 1 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện…

Những người này có đầy đủ quyền lợi của một người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, bao gồm quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, cho thuê lại quyền sử dụng đất…

Như vậy, theo quy định trên, gia đình bạn có thể làm thủ tục đứng tên đồng sở hữu đối với một gia đình có thửa đất liền kề. Tuy nhiên, đối với trường hợp đồng sở hữu quyền sử dụng đất, thì những người đồng sở hữu có quyền ngang nhau đối với phần đất này, do đó, nếu sau này bạn muốn bán, tặng cho… phần đất này, thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đồng sở hữu còn lại.
Nguồn: http://vietbao.vn/Nha-dat/Tu-van-dia-oc/199231204/507/

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan