Tư vấn chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Mình là Hạnh ở Hà Nội. Công ty mình là công ty cổ phần mới thành lập chưa được 1 năm. Nay có thành viên muốn rút vốn, công ty mình có kêu gọi thêm cổ đông mới. Xin hỏi bên mình cần làm những thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Vì thông tin bạn không nêu rõ là cổ đông muốn rút vốn là cổ đông sáng lập hay cổ đông phổ thông, do đó, chúng tôi sẽ chia thành 02 trường hợp sau để bạn tham khảo:

Trường hợp 1: Cổ đông rút vốn là cổ đông sáng lập

Theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”

Công ty của chị chưa thành lập được 3 năm nên việc chuyển nhượng phần vốn góp hay nói cách khác là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông muốn rút vốn phải được chuyển cho cổ đông sáng lập. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải cố đông sáng lập nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như sau:

– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

– Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

– Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.

Trường hợp 2: Cổ đông rút vốn là cổ đông phổ thông

Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trongcổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nếu chị là cổ đông phổ thông thì chị có thể rút vốn ra khỏi công ty cổ phần bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông như sau:

– Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

– Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông.

– Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có).

Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp trên Kênh truyền hình kinh tế, tài chính VITV, VTC8, Luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ trao đổi về tính pháp lý của hợp đồng trong hoạt động M&A. Mời quý vị đón xem tại đây:

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan