Tư cách pháp lý của hộ kinh doanh cá thể

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trong Chương trình pháp luật và cuộc sống trên VTV2 về Tư cách pháp lý của hộ kinh doanh. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Câu hỏi 1: Xin luật sư lý giải hộ kinh doanh cá thể là gì?

Trả lời:

Hiện nay, nếu không kể đến những hình thức doanh nghiệp lớn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư

nhân, … thì hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh cá thể là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Với quy mô, vừa và nhỏ, hình thức hộ kinh doanh hiện đang rất phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân.

Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:

“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợpkinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”.

Như vậy, đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình là:

-Không có tư cách pháp nhân;

- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là Cá nhân hoặc hộ gia đình;

- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm;

- Được phép sử dụng không quá 10 lao động.

Câu hỏi 2: Những lợi ích một cá nhân hoặc một nhóm sẽ nhận được khi lựa chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời:

Khi lựa chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể thì sẽ có một số lợi ích sau:

-Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.

-Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

Câu hỏi 3: Theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, ngay cả những người lựa chọn hình thức kinh doanh này cũng không nắm rõ cụ thể tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân? Và khi không có tư cách pháp nhân thì hộ kinh doanh cá thể sẽ gặp phải những hạn chế ra sao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh? Xin luật sư có thể lý giải những vấn đề này?

Trả lời:

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tư cách pháp nhân còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay bạn quan tâm hơn chính là chế

độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

Theo Luật doanh nghiệp 2014, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:

-Công ty TNHH;

- Công ty hợp danh;

- Công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi nào?

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi không có tư cách pháp nhân thì hộ kinh doanh cá thể sẽ gặp phải những hạn chế ra sao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh?

Khi không có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh sẽ gặp một số hạn chế sau:

Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ. Vì theo quy định (Điều 66 Nghị định 78/2015) thì nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu có tư cách pháp nhân thì sẽ tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư, tức là nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ.

- Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.

- Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.

- Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.

- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.

- Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.

Câu hỏi 4: Phóng sự vừa rồi đã cho thấy một trong nhiều khó khăn của hộ kinh doanh cá thể mà luật sư Hà đã nêu ra. Nếu cứ đúng lý giải của ngân hàng nhà nước thì họ đã làm đúng luật và như vậy thì hộ kinh doanh gặp khó khăn, quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Theo quan điểm của tôi thì Thông tư 32/2016/TT-NHNN không hợp pháp, hạn chế quyền của các tổ chức không có tư cách pháp nhân đã được pháp luật quy định cũng như hạn chế quyền của ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Cụ thể:

Trên thực tế, có nhiều chủ thể không phải là pháp nhân nhưng cũng không đơn thuần là một cá nhân mà là một tổ chức, gồm tập hợp một hoặc một số cá nhân. Chẳng hạn: Văn phòng luật sư theo Luật

Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); hộ gia đình theo Luật Đất đai năm 2013; doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014; …

Như vậy, nhiều chủ thể nằm rải rác ở 12 Luật và Nghị quyết bị Thông tư 32 “đụng chạm” đến. Thậm chí, nếu ngân hàng không cho các chủ thể này giao dịch tài khoản, gần như đồng nghĩa với việc phải xóa bỏ các nhiều thực thể pháp lý khác.

Câu hỏi 5: Như vậy, để khắc phục khó khăn trước mắt thì theo luật sư cần có sự điều chỉnh như thế nào về mặt pháp luật?

Trả lời:

Ngày 12 tháng 02 năm 2018, ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2016/TT-NHNN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành), theo đó, điều khoản về việc đóng tài khoản bắt buộc không còn nữa. Thời hạn để ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng biết về việc thực hiện chuyển đổi hình thức tài khoản thanh toán được lùi lại một năm. Cụ thể, NHNN yêu cầu các nhà băng phải có thông báo vào trước 1/6/2018 sau khi rà soát hồ sơ, hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được mở trước thời điểm Thông tư có hiệu lực.

Thông tư mới cũng quy định trong vòng 24 tháng, các ngân hàng cần phối hợp với khách hàng hoàn thành việc thực hiện ký lại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển đổi sang hình thức tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tài khoản thanh toán

của pháp nhân hoặc tài khoản thanh toán chung hoặc đóng tài khoản thay vì thời hạn 12 tháng trước đây.

Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 32 đã dãn thời hạn thêm một năm để ngân hàng và các khách hàng là hộ gia đình tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thời gian để thực hiện chuyển đổi cũng như giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi này.

Như vậy, Ngân hàng nhà nước cũng đã theo dõi, ghi nhận và sửa đổi Thông tư 32 kịp thời.

Câu hỏi 7: Đối với những người khởi nghiệp thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của cá nhân, nhóm tập thể cũng như theo quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp tránh được những bất cập không đáng có xảy ra. Vậy luật sư có lời khuyên gì với những người khởi nghiệp, có nên hay không khi lựa chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể?

Trả lời:

*Hộ kinh doanh cá thể:

- Ưu điểm:

+ Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai

+ Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

-Nhược điểm:

+ Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.

+ Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.

+ Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.

+ Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.

+Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.

+ Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.

*Loại hình doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân):

- Ưu điểm:

+ Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ)

+ Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.

+ Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)

+ Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)

-Nhược điểm:

+ Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)

+ Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh

Như vậy, có thể thấy rằng ưu điểm của Hộ kinh doanh lại chính là nhược điểm của Doanh nghiệp và ngược lại. Đây cũng chính là lý do tại sao cho đến giờ vẫn tồn tại song song hai mô hình kinh doanh này mặc dù pháp luật về doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung qua nhiều thời kỳ.

Thiết nghĩ, những người khởi nghiệp nên cân nhắc các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình để lựa chọn việc thành lập Doanh nghiệp hay thành lập Hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo tôi để việc hoạt động sản xuất kinh doanh được bài bản, và dễ phát triển hơn thì nên lựa chọn thành lập Doanh nghiệp.

Trong chuyên mục Tư vấn pháp luật, của chương trình Luật sư của doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã giới thiệu về thủ tục thành lập hộ kinh doanh và các vấn đề liên quan.

Mời quý vị đón xem tại đây:

>> Tham khảo thêm : Dịch vụ luật sư doanh nghiệp

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan