Trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Bạn của tôi người Mỹ đang dự định đầu tư vào một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện hoạt động phân phối, nhập khẩu hàng hóa nhưng hiện tại công ty chưa có giấy phép kinh doanh. Quý công ty cho hỏi, trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép kinh doanh như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật thương mại và luật quản lý ngoại thương).

- Bản giải trình có nội dung:

+ Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật thương mại và luật quản lý ngoại thương ;

+ Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

+ Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật thương mại và luật quản lý ngoại thương.

- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Thứ hai, về trình tự thủ tục để xin cấp Giấy phép kinh doanh:

Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và luật quản lý ngoại thương quy định về trình tự cấp Giấy phép kinh doanh:

“1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

2. Số lượng hồ sơ

- Trường hp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;

- Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh đthực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;

- Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.

3.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

4.Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này

a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện

- Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

- Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như thị trường tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường lao động…v..v.. góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quá trình xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn bền vững. Có thể nói, Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2015 đã có nhiều thay đổi mang tính nền tảng, giải quyết được phần lớn các khúc mắc cho việc tham gia thị trường bất động sản của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ và khắc phục. Mục Bạn và pháp luật tuần này, với sự tham gia của Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Công ty Luật SB Law sẽ cho quý vị và các bạn cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan