Tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ phải thông báo cho chính quyền địa phương

Nội dung bài viết

Đây là một nội dung nổi bật được quy định trong Luật Thủy lợi năm 2017.

Theo đó, tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, Luật thủy lợi 2017 còn đề cập đến nhiều nội dung quan trọng khác, như:

- Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.

- Sửa đổi quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước tại Khoản 1 Điều 73 của Luật Tài nguyên nước năm 2012.

- Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày 01/7/2018 mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

- Ngoài ra, Luật Thủy lợi năm 2017 quy định phí thủy lợi chuyển sang cơ chế giá; Nhà nước sẽ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn Nhà nước. Khi có các yếu tố hình thành giá thay đổi, giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải được kịp thời điều chỉnh.

Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 và Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tải văn bản tại đây: Luật Thủy lợi 2017-sblaw

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan