Tiền lương trên hợp đồng lao động ghi như thế nào cho đúng?

Nội dung bài viết

Theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Tại Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dungcủa Bộ luật Lao động quy định:

1. Tiền lương ghi trong HĐLĐ do người lao động (NLĐ) thỏa thuận với người sử dụng lao động (NSDLĐ) để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của NSDLĐ không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

2. Tiền lương trả cho NLĐ được căn cứ theo tiền lương ghi trong HĐLĐ, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà NLĐ đã thực hiện.

3. Tiền lương ghi trong HĐLĐ và tiền lương trả cho NLĐ được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động như sau:

4. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với NLĐ hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

5. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐchưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

6. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Như vậy, tiền lương ghi trong HĐLĐ do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ để thực hiện công việc nhất định phải ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng.

Ví dụ: Thang lương TKV.01 Công nhân hầm lò, Nhóm I, Bậc 4/6, Vùng II, Mức lương tại thời điểm ký HĐLĐ từ 01/01/2018 là 4.433.000 đồng/tháng.

Như vậy, việc ghi chung chung cho tất cả mọi người lao động ký HĐLĐ là tiền lương theo thang lương, bảng lương của công ty là không đúng với quy định của pháp luật, không có cơ sở để giải quyết các chế độ cho NLĐ.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan