Thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nội dung bài viết

Câu Hỏi: Kính chào luật sư! Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau. Công ty là công ty ở Hàn Quốc, hiện đang muốn đầu tư vào Việt Nam bằng cách thành lập tổ chức kinh tế. Vốn đầu tư là 50 tỷ đồng, lĩnh vực là sản xuất nuôi trồng rau và hoa. Tôi muốn hỏi là theo Luật sư công ty tôi sẽ thực hiện những thủ tục gì?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 30, 31, 32 và Điều 36 Luật Đầu tư 2014, dự án đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng rau quả nên không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ hay Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Do đó, dự án này sẽ chỉ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điểm a khoản 1 Điều 36)

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư hiện hành, gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý (của cả NĐT nước ngoài và Việt Nam)
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; ở đây cụ thể về công nghệ nuôi trồng

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, đại diện của hai bên sẽ nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao nơi thực hiện dự án đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối cấp GCN ĐK đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công ty và nêu rõ lý do từ chối.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan