Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Nội dung bài viết

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, để được bảo hộ, đối tượng này cần tiến hành thủ tục đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, S&B Law xin giới thiệu trình tự thủ tục đăng ký như sau:

1.Các bước đăng ký

Bước 1: Tiếp nhận đơn: Người nộp đơn có thể thông qua đại diện sở hữu trí tuệ (S&B Law) hoặc có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn hợp lệ: Trong trường hợp đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn thông báo chấp nhận đơn, đồng thời nêu rõ đối tượng nêu trong đơn có khả năng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí;
Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn Thông báo từ chối chấp nhận đơn

Bước 4: Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp

Bước 5: Ra quyết định cấp / từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký

2. Bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ khai ( theo mẫu);
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí (04 bộ);
  • Mẫu mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế (04 mẫu);
  • Bản mô tả mạch tích hợp;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

3. Yêu cầu để được bảo hộ;

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký thiết kế bố trí:

– Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

– Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

  • Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí;
  • Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký thiết kế bố trí;
  • Trường hợp thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký thiết kế bố trí.

4. Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp:

– Có tính nguyên gốc;
– Có tính mới thương mại.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan