Thành lập công ty con tại Malaysia

Nội dung bài viết

Việc thành lập công ty con của chủ đầu tư Việt Nam tại Malaysia để kinh doanh sẽ cùng lúc chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Malaysia.

Về phía Việt Nam, chủ đầu tư sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, chủ đầu tư phải làm thủ tục lập dự án và đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về phía Malaysia, Chủ đầu tư sẽ cần phải thực hiện những quy định pháp luật của nước sở tại về việc thành lập công ty.

Qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của chúng tôi, những khó khăn của Chủ đầu tư khi thực hiện thủ tục thành lập công ty con tại Malaysia sẽ chủ yếu phát sinh trong quá trình lập dự án để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, Chủ đầu tưphải đảm bảo chứng minh được về tính khả thi của dự án đầu tư, hiệu quả của dự án đầu tư và năng lực tài chính.

Bởi vậy, để đảm bảo hoàn thiện các thủ tục nói trên, Chủ đầu tư sẽ phải tiến hành song song hai thủ tục (i) Thủ tục thành lập công ty con tại Malaysia và (ii) Thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam.

Chúng tôi dự kiến thời gian để thành lập công ty con tại Malaysia là 01 tuần kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ và nộp đủ lệ phí theo quy định pháp luật. Thời gian đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam có thể kéo dài tới 03 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạm vi dịch vụ của S&B Law

Soạn thảo hồ sơ đơn:

  • Thông báo danh mục tài liệu cần thiết để soạn thảo hồ sơ đơn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Malaysia;
  • Soạn thảo hồ sơ đơn để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Phối hợp với Chủ đầu tưđể trao đổi về nội dung hồ sơ đơn;
  • Điều chỉnh hồ sơ đơn trên cơ sở ý kiến đề xuất của Chủ đầu tư;
  • Hoàn thiện hồ sơ đơn theo ý kiến tư vấn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và

Thủ tục cấp phép:

  • Đại diện cho Chủ đầu tư nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Phối hợp với nhân sự của Chủ đầu tư trong việc theo dõi quá trình cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Rà soát và tư vấn các vấn đề liên quan đến các yêu cầu bổ sung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu có; và
  • Hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc soạn thảo các tài liệu cần thiết để phản hồi ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan