Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau:

Công ty tôi có quan hệ thân thiết với bên Công ty B. Bên B muốn vay Công ty tôi 1 lô hàng hóa có giá trị khoảng 350 000 000 đồng. Dù có mối quan hệ thân thiết nhưng tôi vẫn muốn có 1 cái gì đó chắc chắn về mặt pháp lý để đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Mong luật sư tư vấn giúp tôi nên làm gì trong trường hợp này? Xin cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn và công ty B có quan hệ thân thiết. Nay công ty B muốn vay công ty bạn một lô hàng hóa có giá trị khoảng 350 triệu đồng. Để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có, thiết nghĩ công ty bạn và công ty B nên lập 1 bản hợp đồng, hay còn gọi là Hợp đồng vay tài sản

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó bên cho vay – là bên Công ty của bạn, có nghĩa vụ được quy định tại Điều 465 Nghĩa vụ của bên cho vay:

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.”

Theo đó thì bên B cũng có nghĩa vụ sau:

Điều 466 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, trước hết 2 bên nên lập một bản hợp đồng thỏa thuận về vấn đề cho vay tài sản. Sau khi lập xong hợp đồng, thì bên B phải có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của những Điều trên của Bộ luật này.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan