Phòng vệ thương mại ngành thép: Thách thức và cơ hội

Nội dung bài viết

Việt Nam đang ngày càng phải đối diện nhiều hơn với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đặt ra nhiều mối lo cho XK hàng hóa. Để "cuộc chiến" chống gian lận xuất xứ, tránh các vụ khởi kiện hiệu quả hơn trong thời gian tới, DN được xác định đóng vai trò then chốt, chủ động.

Trong số các vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất. Vậy, doanh nghiệp Việt cần phải có giải pháp nào trước nguy cơ phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng?Trong chương trình Góc nhìn Vnews hôm nay, chúng tôi đã mời đến trường quay Luật Sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW.

Xin cảm ơn ông đã đến với chương trình.

Việt Nam đang ngày càng phải đối diện nhiều hơn với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đặt ra nhiều mối lo cho XK hàng hóa. Để "cuộc chiến" chống gian lận xuất xứ, tránh các vụ khởi kiện hiệu quả hơn trong thời gian tới, DN được xác định đóng vai trò then chốt, chủ động.

Trong số các vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất. Vậy, doanh nghiệp Việt cần phải có giải pháp nào trước nguy cơ phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng?Trong chương trình Góc nhìn Vnews hôm nay, chúng tôi đã mời đến trường quay Luật Sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW.

Xin cảm ơn ông đã đến với chương trình.

Trước tiên, xin mời ông cùng quý vị khán giả cùng nhìn lại một số vụ kiện thương mại mà ngành thép Việt Nam đã vướng phải.

Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 120 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong số các vụ điều tra, khởi kiện thì có đến trên 80% liên quan đến ngành thép, chủ yếu là điều tra chống bán phá giá. Sản phẩm thép Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt để vượt qua những rào cản kỹ thuật và phòng vệ thương mại của các nước. Nhận diện nguyên nhân: Tổng cộng có 11 thị trường đã khởi kiện thép Việt Nam là Mỹ, EU, Liên minh Kinh tế Á-Âu và một số đang xem xét khởi kiện như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan... Ngành sản xuất thép trên thế giới đang ngày càng dư thừa công suất sản xuất là nguyên nhân chính và trực tiếp đã tác động đến ngành thép của các nước, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý, các cường quốc sản xuất thép đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thép Trung Quốc với những lợi thế về giá, dẫn đến những thiệt hại cho ngành sản xuất thép của quốc gia họ.

1.Vâng thưa ông, qua clip trên có thể thấy ngành thép Việt đã và đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện, các biện pháp phòng vệ thương mại gắt gao hơn từ các thị trường lớn. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tình trạng mượn xuất xứ, hay nói cách khác là gian lận thương mại của các doanh nghiệp làm ăn thiếu chân chính khiến cho nhiều sản phẩm thép Việt Nam lọt vào “tầm ngắm” của các nước nhập khẩu.Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh sản phẩm của các doanh nghiệp chân chính trong nước mà còn làm xấu đi hình ảnh thép Việt trên trường quốc tế và khiến thép Việt dễ bị đưa vào diện điều tra, áp thuế, giảm cạnh tranh và xuất khẩu các mặt hàng này.

Nguyên nhân thứ hai và cũng rất phổ biến hiện nay đó là do tiến trình tự do hóa thương mại và khó khăn kinh tế chung trên toàn cầu đã khiến xu hướng lạm dụng các biện pháp tự vệ để bảo hộ sản xuất trong nước, do công suất ngành sản xuất thép trên thế giới đang bị dư thừa.

Chính vì thế, số lượng các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng.

Theo đó, các doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện vụ việc phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung và thép Việt Nam nói riêng.

 

2. Lẩn tránh biện pháp PVTM có thể hiểu là hành vi thay đổi nguồn gốc hàng hóa để được hưởng thuế suất thấp. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về các biện pháp phòng vệ thương mại mà các nước đang sử dụng?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cam kết cắt giảm những rào cản thương mại để hàng hóa có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước. Các biện pháp bảo hộ thương mại truyền thống như thuế nhập khẩu sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại đáng kể để bảo vệ ngành sản xuất của nước nhập khẩu.

Các biện PVTM gồm có biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp). Biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, do hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến. Các biện pháp này đều được quy định chi tiết tại Hiệp định GATT 1994 và các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định Tự vệ của WTO.

  1. Theo ông, các vụ kiện thương mại có ảnh hưởng tới sản xuất thép của Việt Nam không?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Cho đến nay không có thống kê đầy đủ nào về những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu do những vụ kiện gây ra. Tuy nhiên, có thể nhận thấy một cách rõ ràng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thép tại Việt Nam thì việc gia tăng các vụ kiện có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tài chính của toàn bộ ngành thép. Việc khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này có thể sụt giảm là điều không tránh khỏi.

Thêm vào đó, để theo kiện doanh nghiệp buộc phải bỏ ra các chi phí vật chất và nhân lực rất lớn phục vụ các yêu cầu tố tụng liên quan (ví dụ thuê luật sư tư vấn, trả lời Bảng câu hỏi điều tra, tham gia các phiên điều trần, …). Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể kham nổi các chi phí này.

Cạnh tranh và xuất khẩu khó khăn có thể khiến doanh nghiệp ngừng sản xuất, thậm chí phá sản, kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động. Các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào liên quan và đầu tư nước ngoài trong ngành bị kiện cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều bất lợi rát lớn nữa là những hậu quả bất lợi này có thể kéo dài nhiều năm (bởi một biện pháp thuế chống bán phá giá kéo dài ít nhất 5 năm và còn có thể bị gia hạn nhiều lần). Mỗi năm các doanh nghiệp có thể phải mất thêm các chi phí để theo đuổi các thủ tục rà soát hàng năm hoặc cuối kỳ nếu bị yêu cầu.

4. Theo đánh giá của ông, trong thời gian qua các doanh nghiệp đã ứng phó với các vụ kiện thương mại như thế nào?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thương mại toàn cầu, các hàng rào thương mại truyền thống dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng bảo hộ sản xuất trong nước. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam càng đối diện với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại.

Tại Việt Nam, điều dễ nhận thấy là trong khi các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận thức rất tốt về phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa chú ý đúng mức và dường như bị động, thiếu thông tin, thậm chí thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ thương mại dẫn đến bị thua thiệt.

5. Ông nhận xét gì về cách ứng xử của các doanh nghiệp Việt. Thực tế đã có trường hợp Thép Việt Nam thắng kiện chống bán phá giá? Qua các vụ việc chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm gì để áp dụng bởi trong tương lai xu thế sử dụng phòng vệ thương mại gia tăng?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Như trong mọi tranh chấp, không thể biết chắc chắn kết quả giải quyết tranh chấp cho đến khi có phán quyết hay quyết định của cơ quan xét xử. Thực trạng thường thấy là các doanh nghiệp khi đối diện với các vụ kiện, có rất nhiều ý kiến cho rằng nên “sống chung với lũ”. Dẫn đến thiệt hại rất nặng nề cho doanh nghiệp. Thiết nghĩ, khi bị kiện chống bán phá giá, thay vì buông xuôi và lảng tránh nó, các doanh nghiệp cần có thái độ ứng xử tích cực. Kinh nghiệm từ việc cùng doanh nghiệp tham gia các vụ kiện chống bán phá giá trước đây cho thấy, nếu doanh nghiệp chủ động tham gia vào vụ kiện bằng cách tham vấn các cơ quan quản lý, chủ động đứng đơn kháng kiện, … thì có thể hạn chế những thiệt hại, thậm chí là ngăn chặn được vụ kiện.

Nhưng tất nhiên,doanh nghiệp cũng phải biết tiến thoái đúng lúc. Trường hợp doanh nghiệp không có hệ thống lưu trữ chứng từ chuẩn xác thì cách tốt nhất là nên tuyên bố từ bỏ cuộc điều tra. Nếu từ bỏ thì chỉ mình doanh nghiệp đó phải “chịu trận” và có thể được xem xét giảm thuế trong các đợt rà soát sau này.Nếu không vượt qua được giai đoạn thẩm tra thì tất cả doanh nghiệp Việt xuất khẩu cùng mặt hàng sẽ bị áp thuế ở mức rất cao.

6. Để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình bằng cách nào, thưa ông?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Đầu tiên,trong quá trình kinh doanh tại bất kỳ thị trường nào, doanh nghiệp cần coi trọng công tác tự cảnh báo, xem xét kỹ các nguy cơ để đưa ra phương án kinh doanh thích hợp như điều chỉnh tần suất bán, giá cả, thay đổi phương thức thanh toán ...

Điều mấu chốt là các doanh nghiệp cần phải tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng thương hiệu, … để kịp thời ứng phó với những tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chứng từ sổ sách và quy trình hạch toán kế toán của các doanh nghiệp Việt còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh. Một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ.

7. Vậy theo ông, làm thế nào để chúng ta có thể tận dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại? biến đây là cơ hội cho chính doanh nghiệp Việt?

TL: Luật Sư Nguyễn Thanh Hà:

Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cam kết cắt giảm

những rào cản thương mại để hàng hóa có thể lưu thông một cách tối đa qua biên giới các nước. Các biện pháp bảo hộ thương mại truyền thống như thuế nhập khẩu sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại đáng kể để bảo vệ ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện PVTM gồm có biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Các biện pháp PVTM hiện nay được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bởi mục đích áp dụng là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu.

Hiện nay trên thế giới, các biện pháp phòng vệ thương mại đựợc xem là công cụ hiệu quả nhằm giảm áp lực hàng nhập khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ kéo dài thời gian cắt giảm thuế, tạo cơ hội cho các ngành sản xuất trong nước trưởng thành, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa quốc tế.

Các FTA thế hệ mới của Việt Nam về cơ bản đều xây dựng cơ chế phòng vệ thương mại trên cơ sở các quy định của WTO. Để giảm thiểu những tác động tích cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam nên thực hiện các chính sách để giúp các ngành sản xuất đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu của mình, để tránh sự phụ thuộc vào một hoặc một vài thị trường nào đó.

Đồng thời, Chính phủ nên xây dựng các chuẩn mực kế toán trong nước theo các chuẩn mực quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Cuối cùng, trong trường hợp thấy việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của nước ngoài là không phù hợp với các quy định của WTO và FTA thế hệ mới, Việt Nam nên chủ động sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoặc của FTA thế hệ mới đó để bảo vệ cho quyền lợi của ngành sản xuất ở trong nước.

 

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan