Nhãn hiệu là gì? Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo luật mới nhất

Nội dung bài viết

Nhãn hiệu là một biểu hiện hoặc dấu hiệu được sử dụng để phân biệt và nhận diện sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân khỏi sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác. Vậy nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có điểm gì khác biệt? Cùng Công ty luật SBLAW tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhãn hiệu là gì?

Trước khi có thể hiểu về khái niệm đăng ký nhãn hiệu, quý khách cần nắm được nhãn hiệu là gì? Những gì được gọi là nhãn hiệu. Cụ thể là:

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, khái niệm “nhãn hiệu” được mô tả như sau:

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều này có nghĩa rằng, nhãn hiệu là biểu hiện được sử dụng để đặt biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác nhau.

Vậy: Nhãn hiệu là những dấu hiệu sử dụng để phân biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân khác nhau. Các biểu hiện này có thể bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của những yếu tố này và có thể hiển thị bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Nhãn hiệu là gì - Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Nhãn hiệu là gì – Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Ngoài ra, một số loại nhãn hiệu cụ thể được quy định bao gồm:

Nhãn hiệu tập thể:

Đây là nhãn hiệu được dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một tổ chức, trong đó, chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức đó với sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức đó, không bao gồm cá nhân không thuộc tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận:

Đây là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức hoặc cá nhân khác sử dụng trên sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để chứng nhận các đặc tính về nguồn gốc, nguyên liệu, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc điểm khác của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

Nhãn hiệu nổi tiếng:

Đây là nhãn hiệu mà công chúng rộng rãi có liên quan đã biết đến trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhãn hiệu là một phần quan trọng của hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ, giúp định danh và xác thực nguồn gốc, chất lượng, và danh tiếng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Vậy nó khác gì với thương hiệu. Cùng so sánh sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu dưới đây.

Quý khách tham khảo thêm >> Thương hiệu là gì?

Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Một trong những điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bảo hộ trước đó cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không, cần phải so sánh về mặt cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ, ví dụ; Nike, Adidas…), ý nghĩa và hình thức thể hiện (đối với dấu hiệu hình, ví dụ: …..), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng.

Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc (ví dụ: NAVI và NAVIX; TRUNG NGUYEN CAFÉ và TRUNG NGUYEN FOOD) và/ hoặc cách phát âm (ví dụ: B Book và Bi Book; apple và epple) và/hoặc ý nghĩa, nội dung (ví dụ: Ban Mai và Dawn; Sơn Tuyết và Núi Tuyết, chữ Mặt Trời và hình mặt trời ) và/hoặc hình thức thể hiện.

Ngoài ra, chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm dấu hiệu xin đăng ký và hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đối chứng.

Theo quy định của pháp luật, hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là trùng khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một chủng loại (ví dụ: ô tô và xe máy, dịch vụ nhà hàng ăn uống và dịch vụ cửa hàng ăn uống….)

Hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ được coi là tương tự khi hai sản phẩm hoặc hai dịch vụ đó thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: quần áo và giấy dép; mỹ phẩm và kem trang điểm…

2. Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: gạo và miến; rượu và bia; vải vóc và quần áo….

3. Tương tự nhau về bản chất. Ví dụ: ca cao và sô cô la; bánh và kẹo…

4. Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng. Ví dụ: dịch vụ bệnh viện và dịch vụ mua bán dược phẩm…

5. Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (tức là các sản phẩm, dịch vụ này được phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…) hoặc được dùng cùng nhau. Ví dụ: nước mắm, nước tương, mì, miến, gạo; mỹ phẩm, dầu gội đầu; kem đánh răng và bàn chải; mỹ phẩm và bông tẩy trang….

Một sản phẩm và một dịch vụ bị xem là tương tự nhau nếu giữa chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản chất (ví dụ: xe máy và dịch vụ sửa chữa xe máy; vật liệu xây dựng và dịch vụ xây dựng…); hoặc giữa chúng có mối liên hệ với nhau về chức năng (ví dụ: ô tô và các thiết bị ô tô; mỹ phầm và mua bán mỹ phẩm…); hoặc giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (ví dụ: phần mềm máy tính và thiết kế phần mềm máy tính; quần áo và thiết kế thời trang….).

Như vậy, chúng ta có thể thấy có bốn tình huống xảy ra khi đánh giá sự trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, đó là: dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ trùng; dấu hiệu trùng và sản phẩm/dịch vụ tương tự; dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ trùng và cuối cùng là dấu hiệu tương tự và sản phẩm/dịch vụ tương tự.

Để được tư vấn sâu hơn về khả năng tương tự gây nhầm lẫn giữa hai nhãn hiệu, người nộp đơn nên liên hệ với các chuyên gia sở hữu trí tuệ để được thông tin đầy đủ hơn.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo luật hiện hành

Theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chúng ta có thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu như sau:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.
Thời hạn 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.
Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Trên đây là những thông tin về nhãn hiệu là gì? Hướng dẫn phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu theo pháp luật hiện hành. Hi vọng qua các thông tin này bạn có thể nhận biết rõ ràng thế nào là nhãn hiệu và thương hiệu. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc bảo hộ thương hiệu vui lòng liên hệ ngay cho SBLAW nhé. Chúng tôi hân hạnh phục vụ quý khách.

 

5/5 (1 Review)

Bài viết liên quan