Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có được làm việc ở công ty mới sau khi hợp đồng lao động với công ty ban đầu chấm dứt?

Nội dung bài viết

Câu hỏi: Tôi có người bạn là người nước ngoài (Mỹ) làm việc ở Việt Nam. Bạn tôi đã làm ở một công ty sản xuất linh kiện điện tử và nay đã hết hiệu lực hợp đồng trước hạn của giấy phép lao động thì bạn tôi có được tiếp tục đi làm việc ở công ty khác hay không?

Luật sư tư vấn: Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật lao động 2012: Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những căn cứ để giấy phép lao động hết hiệu lực. Khi đó, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó theo Điều 17 Nghị định 11/2016/NĐ-CP. Người lao động sẽ không thể tiếp tục đi làm công việc khác với giấy phép lao động đó nữa.

Nếu muốn tiếp tục làm việc ở Việt Nam với một công ty khác, người lao động nước ngoài phải xin cấp giấy phép lao động mới. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.

- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

- Văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật.

- 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn của bạn không có giấy phép lao động mà bạn của bạn và công ty mới vẫn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thì theo Điều 171 Bộ luật lao động, bạn của bạn sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam và bị "Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;”

Đồng thời công ty này sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại Điều 22 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan