Người giúp việc đánh trẻ, sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung bài viết

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB LAW đã trả lời trên Truyền hình Quốc hội trong Chương trình Hiểu đúng – Làm đúng về vấn đề: Người giúp việc đánh trẻ, sẽ bị xử lý như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết:

Tình huống: Anh Thắng và chị Thu chuẩn bị sinh con nên tính thuê người giúp việc, tuy nhiên, sau thời gian sinh con, chị Thu theo dõi camera thì thấy người giúp việc đã đánh con mình nên chị Thu đã báo công an đồng thời tìm luật sư để kiện người giúp việc.

Luật sư tư vấn:

Để xem xét hành vi của người giúp việc (Chị Hoa) thì cần căn cứ vào tính chất mức độ và hậu quả mà người phụ nữ đó đã gây ra cho cháu bé.

Trường hợp 1: Nếu kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định cháu bé không bị thương tích thì hành vi của chị Hoa có thể cấu thành Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009):

Điều 110. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b) Đối với nhiều người”.

Trường hợp 2: Kết quả giám định thương tật của cơ quan chuyên môn sẽ là căn cứ xử lý đối tượng tương ứng theo quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Trường hợp tỷ lệ thương tật là dưới 11% nhưng do phạm tội với trẻ em nên đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …”.

0/5 (0 Reviews)

Tư vấn pháp lý

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn 24/7

    Bài viết liên quan